HÌNH ẢNH & BÀI ĐỌC ĐỂ CÙNG SUY NGHĨ

Xin phép cảm ơn tất cả các tác giả của các bài viết được trích đăng trong trang này.

                       Tri Thiên Mệnh
                         

“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”

“Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới  xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”

“Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay.”

“Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.

“Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.

“Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.

“Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
                                      Đức Đạt Lai Lạt Ma                             

__._,_.___
 

Nhng bc nh đau xót tâm hồn !


1. Tình bạn chân thành của hai cậu bé

2. Cậu bé 2 tuổi khóc bên xác mẹ
3. Học sinh quỳ đất trong lễ khai giảng
4. Cậu bé ôm di ảnh mẹ thiệt mạng tại Nga
Ngày 11.09.2012 vừa qua đã xảy ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại một xưởng may tại Nga khiến 14 công nhân Việt Nam thiệt mạng. Trong ảnh là cậu bé Nguyễn Ngọc Minh (10 tuổi, quê Nghệ An) khi đi nhận di hài của mẹ tại sân bay. Cậu bé ngồi
gục trên sàn, một tay cầm di ảnh của mẹ, một tay ôm mặt khóc nức nở. Sau 5 năm xa cách, Minh “đón” mẹ về nước nhưng mãi mãi không được gặp mẹ nữa.
5. Bà cụ mù nép mình bên ghế đá kiếm tiền nuôi con
Giữa đêm Hà Nội mưa lạnh, một bà cụ mù đã gần 90 tuổi ngồi khép nép bên ghế đá ở Hồ Gươm, trên người chỉ có bộ quần áo mỏng và chiếc áo mưa đã sờn rách. Cụ vừa tránh mưa vừa mong bán thêm được chút hàng để kiếm tiền nuôi những đứa con tàn phế và không nghề nghiệp.
6. Hai anh em mồ côi ngủ trên bậc cầu thang
Đây là hình ảnh hai em nhỏ mồ côi ôm nhau ngủ vội bên bậc cầu thang, quần áo đen bẩn, rách rưới, bên cạnh chỉ có một bình nước nhỏ. Nỗi mệt mỏi, nhọc nhằn
còn hằn sâu trên khuôn mặt của hai em khiến người xem không khỏi xót xa.
7. Nghị lực sống của người đàn ông không tay, không chân
Một người đàn ông không còn tay, không chân và chỉ có thể di chuyển trên tấm trượt. Hoàn cảnh của người đàn ông này khiến nhiều người thương cảm, nhưng nghị lực sống phi thường của anh khiến không ít người phải ngưỡng mộ.
8. Em nhỏ ăn thức ăn thừa trên đường
Thêm một bức ảnh khiến nhiều người rơi nước mắt vì nỗi cực khổ của những em nhỏ lang thang, cơ nhỡ. Trong ảnh là một em nhỏ trong bộ quần áo cũ rách đang nhặt nhạnh thức ăn thừa mà người ta rơi vãi trên đường để ăn vội qua cơn đói khát.
9. Em nhỏ bị bỏ rơi trên lan can đường
Bức ảnh này có thể khiến bất cứ ai bật khóc. Một người mẹ nhẫn tâm nào đó đã bỏ rơi đứa trẻ và đặt trên bụi cây ven đường khi trên người chỉ quấn mảnh vải mỏng. Đáng thương hơn, em nhỏ đã bị côn trùng bò kín khắp người.
10. Hai chị em nghèo bên bãi rác
__._,_.___



BÀI HỌC TỪ NƯỚC NHẬT, NGƯỜI NHẬT.

  
Nhật Bản, dù là nước bị thất bại trong đại chiến thứ hai, nhưng sau một thời gian ngắn, đã trở nên đất nước giàu mạnh trên thế giới. Hẳn nhiên, sự thành công của người Nhật không phải là chuyện may mắn, nhưng chắc một điều chính tinh thần của từng cá nhân người Nhật đã đẩy lùi sự mặc cảm thua cuộc mà chỉ nhằm tiến thẳng đến tương lai. Hôm nay, mục Sống Sao Cho Đẹp xin được chia sẻ hai mẫu tin sau đây để chúng ta ngưỡng phục và cố gắng bắt chước họ trong cái nhìn tích cực về cộng đồng và đất nước. Người đang tham gia cứu nạn động đất tại vùng Fukushima. Trong khi mọi người đang xếp hàng dài chờ nhận thực phẩm cứu trợ, một cậu bé 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi, đã góp phần ăn của mình để chia sẻ với người khác để cứu trợ người dân địa phương sau 12 ngày bị nạn động đất và sóng thần  (11/3/2011). Những người cứu trợ hết sức ngạc nhiên khi không thấy cảnh hoảng loạn, tranh giành nơi đây. Ngược lại, họ thấy mọi người đang làm việc, dọn dẹp, và mọi thứ xem chừng như ngăn nắp, trật tự, tôn trọng nhau. Tại đây, người dân đã gạt qua mọi nỗi ưu phiền than khóc người thân để nhìn vào thực tế tương lai của cộng đồng. Ông Osamy Abe 43 tuổi tình nguyện tổ chức cho 270 người cùng hiệp nhất xây dựng lại cuộc sống. “Chúng tôi phải nương tựa vào nhau để tồn tại.” Hideko Miura, 50 tuổi cho biết, “Chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng tự lo cho chúng ta.” Dù trong cảnh ngổn ngang tàn phá tang chế ấy, nhưng những vật dụng rất tầm thường như ly uống nước, giấy vệ sinh, cũi thổi, đồ ăn, tất cả chúng đều được sắp xếp ngăn nắp, trật tự; ai lấy vật gì phải ký tên để học hỏi sự chia sẻ quan tâm cho nhau.
Trong blog Phamvietdaonv, theo lời kể của anh Hà Minh Thành,
Theo tường thuật, sóng thần xảy ra khi em đang trong giờ thể dục tại trường. Từ  trên lầu ba, em thấy ba em chạy đến trường để cứu em; nhưng khốn thay, sóng thần đã cuốn chiếc xe của ba em mất tích. Theo em, có lẽ má em cũng đã bị cuốn mất vì gia đình em ở rất gần bờ biển. Xúc động trước câu chuyện, anh Thành trao phần ăn của mình cho em vì sợ đứa bé sẽ đói khi đến phiên của cậu. Cậu bé nhận bao lương khô, cám ơn và đi thẳng đến thùng thực phẩm bỏ phần lương khô của mình vừa nhận được vào thùng, sau đó quay lại xếp hàng như mọi người. Ngạc nhiên trước cử chỉ này, anh Thành hỏi tại sao cậu không ăn mà bỏ vào thùng thực phẩm chung thì cậu cho biết, “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng.” 
Theo nhật báo NewYork Times, ngày 23/3/2011, quân đội Nhật mới đến được vùng Hadenya
* * *
Không bình phẩm gì thêm, hai câu chuyện trên làm ta thêm ngưỡng phục và cố gắng bắt chước sống theo tinh thần của người Nhật. Sóng thần, động đất đã phá tan bao nhiêu tòa nhà kiên cố, nhưng chúng không đủ sức mạnh đế phá đi tính nhân bản cao quí trong con người, đặc biệt người Nhật.
Chuyện một em bé 9 tuổi biết nghĩ đến người khác với khái niệm công bằng, bác ái, cộng đồng không phải là trong sách vở, nhưng thực ra nó xuất phát từ gia đình, cộng đồng nơi em đã lớn lên. Làm sao em ấy có thể biết thực hành điều đó nếu ba má em không chỉ dạy cho em biết chia sẻ trách nhiệm với chính ba má em bằng những việc nhỏ trong gia đình? Làm sao cậu bé ấy có thể biết cảm thông cái đói với người khác nếu như em chưa từng được dạy dỗ và thực hành chia sẻ với người khốn cùng chung quanh em? Làm sao em sống được khái niệm công bằng rất bác ái ấy nếu em không được giáo dục và bắt chước những tấm gương sống công bằng trong gia đình và cộng đồng của mình? Làm sao những người tại Hadenya biết bỏ ra những vật dụng thực phẩm của riêng mình để góp chung chỉ với mục đích là nhắm đến tương lai tồn tại của cộng đồng mình? Tính nhân bản con người là chỗ đó. Trong điều kiện bi đát mất mát, con người biết nghĩ đến nhau, chia sẻ với nhau; họ không nghĩ  đến “của tôi, của mình” nhưng là của chung, của tất cả. Trước là cộng đồng, sau mới đến cá nhân!
Thưa bạn, lối suy nghĩ và cách cư xử xem chừng như mất mát ấy lại được thêm hơn và phong phú hơn. Vì góp chung mỗi vật dụng ít ỏi còn xót lại, người ta sẽ có thêm những thứ khác mà mình không có. Hóa ra cái mình tưởng là mất ấy sẽ làm thêm phong phú và giá trị cho chính mình và cộng đoàn. Hơn nữa, khi chứng kiến những tấm gương chia sẻ cao thượng của người khác, thì tính ích kỷ riêng tư vẫn còn ẩn dấu đâu đó trong cá tính của từng người cũng sẽ bị đánh gục. Như thế đó, khi nghĩ đến cộng đồng và người xung quanh làm cho con người ứng xử với nhau thực tâm hơn và hoàn thiện hơn, và chăc chắn sẽ bình an hơn. 
Vậy trong hoàn cảnh bình thường thì sao? Xin đừng ngủ yên trong sự thường nhật ấy. Giáo dục, nhắc nhở, góp ý, nhất là nêu gương qua lời nói và hành động sẽ như là những bước chuẩn bị để sống trong những thời khắc quyết định ấy. Vậy hôm nay bạn sẽ áp dụng bài học này cho con cái, người thân, bạn hữu, cộng đồng mình như thế nào?
Br. Huynhquảng


HỌC CÁCH ĐỂ THA THỨ.  Sưu Tầm



Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm riết lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. 
Một nghiên cứu tại Đại học Hope ở Michigan, Mỹ, đã cho thấy con người bị căng thẳng về tim mạch đáng kể khi họ hình dung kế hoạch trả thù những người làm đau mình. Nhưng sức ép sẽ giảm đi rất nhiều khi họ mường tượng đến cảnh tha thứ cho những người phạm lỗi. Các nhà khoa học tại Đại học Stanford cũng tìm thấy những ai biết thứ tha có các cơn giận dữ và triệu chứng stress ít hơn rất nhiều so với những người giữ mãi mối hận. Để vết thương mau lành, hãy làm theo những lời khuyên sau.
Đừng chờ đợi câu xin lỗi. 
Chúng ta thường câu nệ rằng: "Tôi sẽ không tha thứ chừng nào hắn chưa nói lời xin lỗi". Nhưng làm như vậy chỉ khiến chúng ta phải ôm nỗi hận trong nhiều năm mà rốt cục chỉ mình mình khổ. Như thế cũng tức là chúng ta để cho sự bình yên của mình nằm trong tay kẻ khác. Vì vậy, hãy giải quyết cơn giận và nỗi đau của mình ngay từ bây giờ.
Thông cảm với người phạm lỗi. 
Người ta có thể đã hành động vì sự vô tâm, nỗi lo sợ hoặc niềm đau của chính họ. Có một câu nói rằng: Đằng sau mỗi anh chàng đểu cáng đều có một câu chuyện buồn. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người lầm lỗi, hoặc viết một bức thư cho chính mình dưới quan điểm của người ta. 
Nhà tâm lý Robert Karen phát biểu: "Chúng ta thường quên rằng kể cả người yêu chúng ta nhất cũng có thể làm ta tổn thương và đôi khi phản bội ta. Nó không phải lúc nào cũng là dấu hiệu kết thúc mối quan hệ".
Nghĩ về sự nhẹ nhõm khi mình được người thân yêu tha thứ. 
Thường sẽ đau đớn hơn rất nhiều khi chính mình phải suy ngẫm về tội lỗi của mình. Nhưng cần phải làm thế để tìm lại sự cân bằng.
Thực hiện một hành vi tượng trưng.
 Nếu bạn không thể hiện sự tha thứ một cách công khai thì bạn sẽ chưa tin rằng mình đã hoàn toàn tha thứ. Chẳng hạn, giơ cao một cục gạch và thả xuống khi bạn sẵn sàng tha thứ. Hoặc thắp một ngọn nến và hình dung nỗi giận cũng tan theo dòng sáp.
Nhớ rằng tha thứ chưa phải là lãng quên. 
Những cảm giác đau đớn sẽ vẫn tồn tại cho dù bạn đã bỏ qua chuyện cũ. Có những lúc bạn sẽ cần phải làm mới lại sự tha thứ của mình. Nhưng vượt qua sự hận thù sẽ làm bạn thảnh thơi bước tiếp. Nghiên cứu cũng cho thấy những ai tha thứ sẽ cảm thấy nỗi đau không còn nặng nề như trước. 
Cuối cùng, đưa bản thân vào danh sách tha thứ. 
Tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho chính mình.


LỜI CHA DẶN CON
                   
Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan gởi cho các con của ông lúc ông còn sống, bây giờ mới thấy lưu hành trên mạng internet, được nhiều phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm.  
Thật sự lá thư nây nên được phổ biến để mọi người cung đọc và suy ngẵm. Nếu được dịch sang tiếng Anh để thế hệ con cháu đọc cũng hay.
 
" KIẾP SAU( NẾU CÓ) DÙ  THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU ".... Tôn Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau:
 
Các Con thân mến,
Viết những điêu căndặn nây, cha dựa trên 3 nguyên tắc nhu sau :
     1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sồng được bao lâu, có những việc cần  nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

     2. Cha là Cha của các con, nếu không noi ra thì chắc không ai nói rỏ với các con những việc nầy đâu!

     3.Những điều căn dặn để ghi nhớ nầy là kết quả bao kinh nghiệm xương máu,thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh  những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

                                Dưới đây là những điêu nên ghi nhớ trong cuộc đời :

     1. Nếu có người đối xử với con không tốt,
đừng thèm để tâm cho mất thời giờ, trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt  với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

     2.Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu ,bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thi sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi tron cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thí cũng nên hiểu; đó cũng không phải là chuyện trời sập.

     3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!.  Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thí ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mìmh ngay từ bây giờ.

     4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Aí tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời,cảm giác nầy, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nều người yêu bất diệt rời bõ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút,
để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng động, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm áp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.

     5.Tuy có nhiều người trên thê giới nầy thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là; không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với  bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tất sắt.   Nên nhớ kỷ điều nầy !

     6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nữa quãng đời còn lại của cha sau nầy, Ngược lại,cha cũng không thể bảo bọc nữa quãng đời sau nây của các con, lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúccha đã làm tròn thiên chừc của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.

     7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình, Các con có thể yêu cầu mình phải đối sử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối sử tốt với mình. Mình đôi xử người ta thế nào, không cò nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thê ấy, nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

     8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua Vé số, nhưng vẫn  nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh; muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới  khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì miễn phí cả.

     9.Sum Hợp Gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu ,như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau,  kiếp sau (nếu có), dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.
                   
   VIỆC LÀM TỪ THIỆN TẠI HOA KỲ



Khắp nơi trên thế giới, ở đâu cũng có những người làm việc từ thiện, những người có lòng nhân từ bác ái muốn giúp đỡ những người khốn cùng nghèo đói bệnh tật hoặc đang gặp tai họa kém may mắn hơn mình....Nhưng không có một quốc gia nào mà có nhiều người làm việc từ thiện như ở Hoa Kỳ và hơn thế nữa Hoa Kỳ đã có những nhà đóng góp vào quỹ từ thiện với số tiền kếch sù nhiều nhất không có một ai ở nước khác sánh bằng.
Những ngày tháng đầu tiên ở Mỹ, tôi thường được người bảo trợ chở đi đây đó khắp thành phố Houston để tìm việc làm. Nhớ có một lần chúng tôi đi trên đường phố gặp một người ăn xin, tôi liền lấy một đô la ra cho. Người bảo trợ có vẻ không vui, tôi đưa mắt hỏi, ông ta giải thích: “Cho tiền người ăn xin này có thể xúi dục anh ta lười biếng, muốn làm việc từ thiện xin hãy góp tiền cho xã hội để xã hội có phương tiện ngăn chận không có một kẻ ăn xin nào.” Một tuần sau tôi có công việc làm tại đại học, người bảo trợ hỏi ý kiến tôi và trừ ngay 2% lương hàng tháng của tôi, trong suốt 30 năm, để đóng góp vào quỹ U.W. cơ quan từ thiện giúp người vô gia cư; người bảo trợ chính là viên chức cao cấp tại đại học này.
Từ thiện là nét đẹp lương tâm cộng đồng Hoa Kỳ, từ thiện là triết lý công bằng xã hội của quốc gia có một nền tự do dân chủ tiền tiến nhất trên quả đất này. Sau hơn 34 năm ở Hoa Kỳ dành nhiều thì giờ hoạt động trong công tác từ thiện, tôi nhận thấy nhiều người Hoa Kỳ đều cho rằng làm việc từ thiện là món trang sức đẹp nhất của con người và hầu hết người Hoa Kỳ đều hân hoan công nhận: thước đo giá trị của con người là lòng từ thiện.
Có hơn một triệu tổ chức, cơ quan hội đoàn từ thiện lớn nhỏ khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ, hoạt động quanh năm. Theo tài liệu của Hội Cố Vấn Gây Quỹ Hoa Kỳ (American Association of Fundraising Counsel) năm 2005 người Mỹ đã đóng góp vào quỹ từ thiện hơn 261 tỷ đô la, trong số này tư nhân đã đóng góp 200 tỷ đô la, ước lượng mỗi gia đình đóng góp 2.2% số lương bổng mang về nuôi sống gia đình, sau khi đã khấu trừ tiền bảo hiểm và thuế. Hoa Kỳ thật là một xã hội đầy những người có tấm lòng quảng đại nhân ái!
Đại học Johns Hopkins trong một nghiên cứu về nhóm các nước giàu nhất trên thế giới, nhóm G7; đã đưa ra những con số so sánh về tiền đóng góp cho công tác từ thiện với Tổng sản lượng nội địa (Gross Domestic Product = GDP) của mỗi quốc gia để có một ý niệm về tấm lòng rộng lượng bác ái. Hàng năm trung bình dân chúng Hoa Kỳ đóng góp cho các tổ chức từ thiện bằng 1.85% Tổng sản lượng Nội địa, người Đức tệ nhất trong nhóm chỉ 0.13%, người Nhật 0.22%, người Pháp 0.32% và đứng thứ nhì là người Anh quốc tương đương 0.84% Tổng sản lượng Nội địa, vẫn thua xa dân tộc Hoa Kỳ.
Theo tài liệu tạp chí Forbes phát hành đầu năm 2008, hai người giàu nhất Hoa Kỳ là ông Bill Gates người sáng lập hãng Microsoft có tài sản 57 tỷ đô la và ông Warren Buffett sáng lập công ty Bershire Hathaway với 50 tỷ đô la. Cả hai ông đều là những nhà làm việc từ thiện vĩ đại nhất trên hành tinh này; triết lý và quan niệm nhân sinh của hai ông đáng để cho tất cả những kẻ giàu có trên thế giới noi theo.
Thượng tuần tháng 9 năm 2007, đài truyền hình CNBC thực hiện một cuộc phỏng vấn ông Warren Buffett (WB) cuộc phỏng vấn thật dài và tiết lộ nhiều điều lý thú.
Từ thuở ấu thơ, WB đã cố gắng dành nhiều thì giờ cho việc học hành và làm việc cật lực để kiếm tiền bằng cách đi bỏ báo. Số tiền kiếm được ông chỉ trích ra một ít để mua sách vở, còn dư ông tính toán để dành. Với số tiền đi bỏ báo dành dụm, năm 11 tuổi ông đã khởi sự tập đầu tư bằng cách mua cổ phiếu. Ba năm sau lúc 14 tuổi ông mua một trang trại nhỏ, học kinh nghiệm trong thương trường địa ốc. Năm 20 tuổi ông đậu bằng cử nhân và năm 21 tuổi ông tốt nghiệp bằng cao học MS tại đại học Columbia. Năm 1970 khi 40 tuổi WB nắm cả hai chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Bershire Hathaway; đại công ty đầu tư này đến ngày nay đã sở hữu 63 công ty khác như: Coca-Cola, Gillette, American Express, Wells Fargo, US Air Group, v.v... Một cổ phiếu loại A của Bershire Hathaway đã có trị giá 151 ngàn đô la vào ngày 11 tháng 12-2007.
Mỗi năm WB chỉ nhắc nhở 63 Tổng Giám đốc điều hành của 63 công ty trực thuộc luôn luôn nhớ hai nguyên tắc chính:
Nguyên tắc 1: Phải làm lợi cho cổ đông, đừng làm mất tiền cổ đông.
Nguyên tắc 2: Phải luôn luôn thuộc lòng nguyên tắc số 1.
Văn phòng làm việc của ông rất đơn giản, không có điện thoại di động, không có máy computer, nhưng ông có đầu óc bén nhạy quyết định sáng suốt hiệu quả. Cuộc sống của ông càng giản dị hơn, ông tự lái xe không có tài xế riêng, không có nhân viên bảo vệ an ninh. Ông không có máy bay riêng và cũng không bao giờ dùng máy bay riêng để đi công tác xa, dầu ông làm chủ một công ty hàng không lớn. Dầu là người giàu thứ nhì trên thế giới với tài sản 50 tỷ đô la, ông vẫn sống trong căn nhà chỉ có 3 phòng ông mua khi cưới vợ hơn 50 năm về trước, không có hàng rào bao bọc chung quanh, giá mua lúc năm 1958 chỉ có 31,500 đô la. Một tỷ phú giàu có và quyền lực như vậy, nhưng ông sống một cuộc đời giản dị nhất, không giao tiếp bạn bè với giai cấp thượng lưu, thú vui của ông là làm một túi bắp rang và đọc sách hoặc xem TV tại nhà.
Warren Buffett quan niệm con người làm ra của cải tiền bạc, nhưng của cải tiền bạc không tạo ra nhân cách con người. Ông cho rằng để tiền bạc cho con cháu chỉ làm cho con cháu ỷ lại không giúp ích gì cho chúng, còn làm chúng mất ý chí động lực thúc đẩy tiến lên. Ông phát biểu: “Nếu ba đứa con của ông họ Buffett chỉ vì tình cờ may mắn được sinh ra trong gia đình Buffett mà lại có số tiền hàng chục tỷ Mỹ kim di sản để hưởng thụ cuộc đời, thì đó là điều vô cùng bất công, xã hội không còn công lý nữa.”
Năm 2002, ông Bill Gates tỷ phú giàu nhất thế giới mới 47 tuổi quyết định xin diện kiến bậc tiền bối Warren Buffett 72 tuổi người giàu thứ hai thế giới. Bill Gates con người thiên tài điện toán vi tính nghĩ rằng cuộc hội thoại viếng thăm sẽ nhạt nhẽo buồn chán vì hai cuộc sống trái ngược nhau, cuộc đàm luận nhiều lắm sẽ chỉ kéo dài khoảng nửa giờ. Nhưng bất ngờ cuộc trò chuyện thân mật tâm sự lý thú của hai tri kỷ một già một trẻ tuy tài năng trên hai lĩnh vực khác nhau, nhưng cùng một tấm lòng từ thiện bác ái bao la, họ nói chuyện quên ăn quên uống, cuộc tiếp xúc kéo dài 10 tiếng đồng hồ.
Đông phương chúng ta cách nay hơn 1600 năm có hai nhân vật tài trí lừng danh nhưng chống đối lẫn nhau là Châu Du và Khổng Minh Gia Cát Lượng. Châu Du hộc máu vì tức giận đã lầm kế Gia Cát Lượng, trước khi chết Châu Du oán thán kêu trách trời cao: “Trời đã sinh ra Du còn sinh chi ra Lượng.” Năm 2002 sau 10 giờ đàm đạo, Bill Gates đã ngẩng đầu lên trời, cảm tạ Thượng Đế: “Thượng Đế đã sinh ra Bill, còn sinh ra Warren Buffett nữa, tri kỷ tương phùng.” Bill Gates đã hoàn toàn kính phục WB về mọi phương diện: tài đầu tư, cuộc sống giản dị, đạo đức nhân cách và làm việc từ thiện.
Năm 2006 ông Warren Buffett hứa tặng 35 tỷ Mỹ kim vào Quỹ Bill & Melinda Gates cơ quan từ thiện khắp thế giới này nhằm mục đích chống nghèo đói, phát triển y tế chữa trị bệnh tật và gia tăng giáo dục cấp học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học, do vợ chồng ông Gates thành lập năm 2000. Số tiền khổng lồ này cộng với số tiền Bill Gates tặng vào Quỹ trước đây sẽ vượt quá 70 tỷ Mỹ kim, đây là Cơ quan từ thiện có ngân quỹ hoạt động lớn nhất trên hành tinh này.
Trên thực tế, ông bà Warren Buffett cũng đã lập ra Quỹ từ thiện mang tên Susan Thompson Buffett Foundation từ năm 1966 với số tiền hiện có trong quỹ khoảng 275 triệu và ông Buffett sẽ tặng thêm 3 tỷ đô la nữa trong năm 2006. Nhưng vì sao ông lại đem thêm 35 tỷ đô la nữa tặng vào Bill & Melinda Gates Foundation?
Những người làm việc từ thiện vĩ đại sớm nhất của Hoa Kỳ như ông Andrew Carnegie năm 1919 đã hiến tặng 350 triệu Mỹ kim tương đương 7.2 tỷ hiện nay, ông John D. Rockefeller tặng 450 triệu Mỹ kim năm 1937 trị giá bằng 7.1 tỷ đô la hiện nay; hai vị này đều cho rằng rất khó để điều hành một quỹ từ thiện to lớn tránh khỏi phí phạm, lạm dụng và có khi gây ra tình trạng tham nhũng.
Một Hội từ thiện hoạt động tốt và hiệu quả nhất, chi phí điều hành và nhân viên phải dưới 1% số tiền quyên góp được, như Hội Bác sĩ không biên giới, Hoa kỳ (Doctors Without Borders, USA) mà tôi thường tham dự.
Ông Warren Buffett đã quan sát nghiên cứu phương pháp điều hành quản trị của ông Bill Gates tại công ty Microsoft và tại Bill & Melinda Gates Foundation, ông tin tưởng rằng khi Bill Gates dùng toàn thời gian cho Quỹ từ thiện, Bill Gates sẽ cống hiến sự quản lý khoa học chặt chẽ tốt đẹp nhất trong việc điều khiển 686 nhân viên làm việc cho Quỹ từ thiện này để công tác đạt được hiệu quả tối đa với chi phí điều hành hạn chế tối thiểu. Với lý do này Warren Buffett đã không ngần ngại tặng 35 tỷ đô la vào Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation.
Làm việc từ thiện ở Hoa Kỳ không những chỉ có người giàu, người khá giả dư tiền mà ngay trong thành phần người nghèo nữa, bởi vì họ là những người đi tìm hạnh phúc trong việc làm từ thiện, một hạnh phúc ý nghĩa lâu dài hơn những nguồn vui ngắn ngủi vật chất. Theo tài liệu nghiên cứu của công ty Justgive.org, những gia đình nghèo ở Hoa Kỳ lợi tức khoảng 10 ngàn đô la mỗi năm, trung bình đã đóng góp từ thiện 520 đô la, nghĩa là bằng 5.2% lợi tức, một tỷ lệ cao nhất nếu đem so sánh với bất cứ thành phần nào trong xã hội.
Ngoài công việc đóng góp tiền bạc để làm việc từ thiện, người Hoa kỳ còn đóng góp thì giờ không đòi trả lương để làm công tác thiện nguyện. Theo thống kê năm 2005, đã có 65.4 triệu người Hoa Kỳ tự nguyện cống hiến trung bình hơn 50 giờ làm việc thiện nguyện trong năm này. Xã hội Hoa Kỳ đua nhau làm việc từ thiện bằng mọi cách, mọi hình thức, đây là một quốc gia giàu lòng từ thiện quảng đại nhất, chẳng những giúp người kém may mắn trong nước mà còn viện trợ nhân đạo khắp cả hoàn cầu.
Cuối thế kỷ 20, Viện Gallup đã nhiều lần làm những cuộc thăm dò, nhất là cuộc nghiên cứu thăm dò vào năm 1999 để xem nhân loại bình bầu chọn ai là người làm việc từ thiện đáng ngưỡng mộ kính phục nhất của thế kỷ hai mươi. Kết quả cuộc nghiên cứu thăm dò thật khoa học đúng đắn này, người được bình chọn không phải là người Hoa Kỳ, mà là Mother Teresa sinh ra đời năm 1910, cha mẹ là người Albania, nhưng Mẹ Teresa mang quốc tịch Ấn Độ, theo đạo Công giáo. Năm 1950 Mẹ Teresa được Giáo hội Vatican cho phép thành lập Hội từ thiện Missionaries of Charity, hội chuyên lo giúp đỡ những người nghèo khó khốn cùng, những người mắc bệnh cùi hủi, bệnh AID/HIV, bệnh ho lao, những cô nhi quả phụ không nơi nương tựa. Cho đến ngày 5 tháng 9 năm 1997 khi Mẹ Teresa mất, Hội Từ thiện Missionaries of Charity đã có 610 cơ sở gồm 400 thầy tu, 4000 tu nữ và gần 100 ngàn nhân viên thiện nguyện hoạt động trong 123 quốc gia để cứu người giúp đời.


Công việc làm từ thiện của Mẹ Teresa đã được nhiệt liệt hoan nghênh cùng khắp thế giới. Năm 1962 quốc gia Phi Luật Tân trao tặng cho bà giải thưởng Ramon Magsaysay về những công tác nhân đạo của bà ở Đông Nam Á. Năm 1971 Đức Giáo hoàng Paul VI tặng thưởng cho bà Giải thưởng Pope John 13 Peace Prize. Năm 1973 Mẹ Teresa nhận giải thưởng Templeton Prize, giải thưởng giá trị kim ngân lúc nào cũng cao hơn giải Nobel, vì nhân cách đạo đức của bà cùng những việc làm từ thiện trên thế giới. Năm 1979 Mẹ Teresa được trao tặng giải thưởng Nobel hòa bình, bà đến nhận giải thưởng để lấy tiền giúp người nghèo tại Ấn Độ nhưng bà từ chối tham dự bữa tiệc sang trọng tiếp sau lễ trao giải thưởng. Một phóng viên báo chí hỏi bà: “Chúng ta có thể làm gì để cổ võ hòa bình trên thế giới?” Bà mỉm cười hóm hỉnh: “Hãy đi về nhà và yêu thương gia đình của bạn.” (Nguyên văn: Go home and love your family).
Năm 1985, Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan trao tặng cho Mẹ Teresa huy chương President Medal of Freedom, một trong những huy chương cao quý nhất của quốc gia này. Những năm trong thập niên 1980, Hội Từ thiện Missionaries of Charity hoạt động mạnh tại Hoa Kỳ và có trên 19 cơ sở, từ khu nghèo nàn Harlem của thành phố New York đến Trung tâm săn sóc bệnh nhân AID/HIV tại San Francisco. Trong thời gian này Mẹ Teresa thường đi gây quỹ kêu gọi lòng hảo tâm của những người Hoa Kỳ thích làm việc từ thiện.
Năm 1984 tôi được thành phố Houston bầu vào chức vụ Houston’s Poet Laureate, nhà thơ Công huân Danh dự của thành phố Houston. Trong ba năm 1984-1987 tôi được mời làm diễn giả chính, keynote speaker của các buổi lễ văn hóa, xã hội từ thiện. Một lần trong năm 1986 để chuẩn bị đón tiếp Mẹ Teresa trong buổi lễ gây quỹ từ thiện cho Missionaries of Charity, tôi đã chuẩn bị soạn sẵn một bài diễn văn thật ý nghĩa cảm động chào mừng bà và để gây cảm hứng cho những tấm lòng quảng đại từ tâm.
Mẹ Teresa đã đến hơi trễ và bất ngờ bà đến thẳng bục cao, cầm micro hướng về quan khách, bà dịu dàng nhỏ nhẹ: “Tôi đã chọn những kẻ nghèo đói khốn cùng, những kẻ cùi hủi, bệnh AID/HIV, những kẻ tàn tật đui mù vô gia cư, những kẻ bị xã hội ruồng bỏ để phục vụ và tôi vô cùng biết ơn lòng từ thiện rộng lượng của quý vị để giúp chúng tôi theo đuổi công tác nhân đạo này. Xin lỗi tôi không có thì giờ nghe diễn văn cùng theo đúng chương trình sắp đặt của quý vị và xin vui lòng nhớ rằng ngay trong giờ phút này hàng triệu cặp mắt của những kẻ khốn cùng đang mở to cầu cứu hướng về quý vị.”
Mẹ Teresa đã phá lệ không theo chương trình của ban tổ chức, nói xong bà tiến đến bắt tay từng người để từ giã ra đi. Khi bà đến chỗ tôi đứng, tôi giơ cao hai tay lên ôm lấy bà, hôn lên khuôn mặt đầy những nét nhăn nheo của bà, khuôn mặt mẹ hiền nhân loại, khuôn mặt đạo đức đẹp nhất của loài người. Hôm ấy một số tiền lớn được quyên góp và trao tặng cho người đại diện của Missionaries of Charity. Cho đến cuối năm 2007, dân chúng Hoa Kỳ từ người trung lưu đến các tỷ phú đã đóng góp một phần lớn cho ngân sách hoạt động từ thiện của hội này.
Hoa Kỳ cùng thế giới đang tiến vào thời gian cuối của thập niên đầu thế kỷ 21 và đang trải qua cơn khủng hoàng tài chánh, đời sống phải đương đầu với nhiều khó khăn. Nhưng dầu trong hoàn cảnh nào, xin lấy câu châm ngôn: “If you are not poor enough to take charity, you are rich enough to give it”. Nếu bạn không nghèo đủ để xin tiền từ thiện, như vậy bạn giàu đủ để đóng góp làm việc từ thiện.
Huy Lực Bùi Tiên Khôi


10 Việc Làm Cứu Cả Thế Giới Của Bill Gates
Từng là người giàu có nhất thế giới, nhà sáng lập Microsoft đã cùng vợ cho đi hàng tỷ USD để góp phần cứu giúp hàng triệu người trên toàn thế giới.

Phải cảm ơn những công việc Bill Gates đang làm với quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates, khi ông cho đi hàng tỷ USD của mình để chống lại sự lây lan của dịch bệnh và phát triển nguồn lương thực cho những người cần thiết nhất trên thế giới. Theo Business Insider, dưới đây là 10 dự án ấn tượng nhất từ quỹ từ thiện của Bill Gates.

1. Nghiên cứu chuối


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Quỹ Gates đang tài trợ cho việc nghiên cứu để bổ sung chất sắt và Vitamin A vào chuối. Sau khi được biến đổi, giống chuối này sẽ được phân phối ở Uganda. Một nhà khoa học của trường Đại học Queensland, Australia đang thực hiện dự án trên, nói: "Chúng cũng là một trong những thực phẩm cai sữa tốt nhất cho trẻ em. Chúng sẽ được đóng gói trong điều kiện vô trùng và không cần nấu chín”.

2. Loại trừ hoàn toàn bệnh bại liệt


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Các ca bại liệt đã giảm xuống 99% và quỹ Gates muốn loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này. Quỹ đã thực hiện một chương trình tiêm chủng tích cực và việc tiến hành đang được thúc đẩy cho một số khu vực còn lại trên thế giới.

3. Làm giảm bệnh sốt rét


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Quỹ Gates vừa giúp đỡ các ca nhiễm sốt rét ở Zambia bằng việc đầu tư vào một chương trình thử nghiệm. Theo đó, chương trình này giúp người dân nằm trong giường có màn trừ muỗi và giúp họ phun thuốc xịt muỗi trong nhà. Dự án này đã hoạt động tốt và hoàn thành ở các quốc gia khác. Ngoài ra, quỹ Gates cũng đầu tư vào việc tìm kiếm vắc-xin phòng bệnh sốt rét và các loại thuốc diệt muỗi mới.

4. Biến phân thành năng lượng sinh học


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Nhà khoa học Katarik Chandran nhận được 1,5 triệu USD tiền trợ cấp từ quỹ từ thiện của Bill Gates, để thực hiện dự án biến phân người thành năng lượng diesel sinh học. Nếu thành công, nó sẽ là cách tuyệt vời để biến chất thải người thành một thứ hữu dụng.

5. Tăng 'sức khỏe' cho cây sắn


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Quỹ Gates đã tài trợ cho một nhóm nghiên cứu nhằm làm giảm chất xyanua tự nhiên trong củ sắn. Ngược lại, nó làm tăng protein, sắt, kẽm, vitamin A và E để tạo sức đề kháng với những căn bệnh mới của cây sắn. Sắn là loại lương thực phổ biến với 800 triệu người trên toàn thế giới.

6. Chi 42 triệu USD để sáng chế toilet


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Bill Gates muốn giúp đỡ 40% người trên thế giới không có nhà vệ sinh cần thiết, bằng cách xây dựng những toilet độc lập mà không cần đường nước hoặc điện, để biến chất thải thành năng lượng, nước sạch hoặc các chất dinh dưỡng.

7. Chi 2 tỷ USD để chống lại HIV


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Quỹ Gates đã đóng góp một phần nhỏ làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới từ năm 2001 đến 2008. Quỹ này bỏ tiền vào vắc-xin, ngăn chặn sự bùng phát của căn bệnh thế kỷ ở Châu Phi và làm giảm chi phí điều trị của người bệnh.

8. 1,5 tỷ USD cho phụ nữ và các vấn đề sức khỏe trẻ em


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Ngày 7/6/2010, bà Melinda Gates tuyên bố Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ tài trợ 1,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, để hỗ trợ các dự án của nước ngoài liên quan tới chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Khoảng tiền này sẽ được đầu tư đến hết năm 2014 và phần lớn được hỗ trợ cho các chương trình triển khai tại Ấn Độ, Ethiopia và một số nước có tỷ lệ phụ nữ và trẻ em tử vong cao.

9. Nghiên cứu dùng muỗi tiêm vắc-xin


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Năm 2008, quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates thông báo tài trợ 100.000 USD cho các công trình nghiên cứu khoa học, nhằm phòng chống hoặc điều trị các bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS và lao, tìm cách hạn chế sự kháng thuốc ngày càng tăng.

Trong đó, có giải pháp của Hiroyuki Matsuoka ở Đại học Y khoa Jichi (Nhật Bản), biến muỗi thành loại “xi-lanh bay” để tiêm vắc-xin cho người.

10. Kêu gọi các tỷ phú khác quyên tiền


10 việc làm cứu cả thế giới của Bill Gates


Bill và Melinda Gates không chỉ muốn cho đi số tiền của mình, mà họ còn muốn các tỷ phúc khác làm điều tương tự. Càng nhiều tiền được đóng góp, cuộc chiến chống lại các căn bệnh trên toàn thế giới càng hiệu quả hơn. Nỗ lực này nhận được sự ủng hộ của tỷ phú, nhà đầu tư Warren Buffett. Đến nay, có ít nhất 40 gia đình và cá nhân giàu có nhất Hoa Kỳ, bao gồm ít nhất là 30 tỷ phú đã hứa hiến tặng ít nhất là một nửa số tài sản của họ cho việc từ thiện.

Bình An


GIÚP CON TRẺ THÍCH NGHI VÀO CUỘC SỐNG XÃ HỘI

Khuất phục tinh thần cạnh tranh trong gia đình và đặc biệt giữa con cái là một trong những bổn phận khó khăn và cấp bách nhất đối với bố mẹ có lương tâm. Vì sự cạnh tranh nầy làm con cái mất đi sự thích thú nhau, nên bất cứ kinh nghiệm thích thú hỗ tương nào cũng đều làm giảm sự cạnh tranh. Điều mà gia đình cần là sinh hoạt chung và sở thích chung. Hai yếu tố nầy làm tăng cường cảm giác thuộc về và là liều thuốc chống lại sự phân chia qua sự cạnh tranh. Trò chơi cho mọi người cơ hội cùng nhau sinh hoạt, những cuộc đi ra ngoài lôi cuốn những sở thích chung, những cuộc hội thảo mời gọi mọi người diễn tả ý kiến, tất cả những sinh hoạt đó đều mang lại hiệu quả tuyệt đối nhất là nếu có cả bố mẹ cùng tham dự. Nhưng nếu không có sự cố gắng, sinh hoạt của nhóm sẽ ít phát triển. Những trò chơi có thể vẫn còn có sự cạnh tranh bỡi nó cho phép đứa nầy cái ưu thế thắng vượt trong khi đứa khác phải bị phục tùng. Vì thế, mỗi đứa trẻ nên được huấn luyện cho sự lãnh đạo và cho sự phục tùng. Những cách thế dân chủ phải được phát triển trong gia đình để rồi từ đó nối dài đến những sinh hoạt xã hội rộng lớn hơn.

Đối với vấn đề xã hội, chúng ta có nên cứu những con trẻ chúng ta khỏi những ảnh hưởng xấu của thế giới bên ngoài không? Người ta nghe tiếng kêu la: “Hãy bảo vệ con trẻ chúng ta!” Đòi hỏi nầy có ý hướng tốt nhưng nguy hiểm. Con trẻ chúng ta đã được bảo vệ thái quá. Quá chú ý đến việc bảo vệ chúng, chúng ta quên chuẩn bị cho chúng đối diện với cuộc đời trắc trở tương lai. Điều chúng cần không phải là bảo vệ, nhưng là khích lệ. Hãy để chúng đối diện với những biến cố của cuộc đời. Người ta không thể che dấu chúng mãi. Nhưng bố mẹ có thể giúp con cái phát triển thái độ đứng đắn đối với cuộc đời: can đảm và đồng cảm, cảm thông và giúp đỡ. Thay vì cấm chúng nghe những câu chuyện dễ sợ của đài thông tin, bố mẹ có thể giúp chúng đánh giá những câu chuyện đó một cách chính xác. Bố mẹ không thể cấm chúng chơi với súng trong khi các bạn chúng được phép chơi, nhưng bố mẹ có thể dạy chúng ý nghĩa thật của việc chơi súng. Có được sự giúp đỡ nầy, đứa trẻ sẽ trở thành một tia sáng cho nhóm trẻ của nó. Nó sẽ gieo rắc giá trị luân lý mà nó học được từ bố mẹ nó. Chúng ta không thể ngăn cản sự học hỏi của con trẻ về những điều khủng khiếp của chiến tranh, nhưng chúng ta có thể bàn thảo với chúng những lý tưởng về dân chủ và tự do. Chúng ta có thể cắt nghĩa cho chúng hiểu rằng đánh nhau không là cách thế hữu hiệu cho sự thiết lập thế cai trị nhưng là một phương tiện cần thiết để tự bảo vệ. Đứa trẻ có thể tìm thấy những cách thế thích hợp để giải quyết sự đụng độ và tự tin đủ để chống lại sự tấn công.

Sự can thiệp của bố mẹ vào những xung khắc mà trẻ con có với nhau là rất nguy hại. Nếu xung đột ở trong gia đình, sự can thiệp của bố mẹ làm tăng sự cạnh tranh và chỉ khuyến khích thêm sự đánh nhau mà thôi. Nếu đánh nhau ở ngoài gia đình, ảnh hưởng của bố mẹ không giúp được nhiều để làm giảm bớt sự căng thẳng và chỉ làm hao mòn khả năng tự lo của đứa trẻ. Trong trường hợp nguy cấp, dĩ nhiên những quan tâm về giáo dục phải được dẹp sang một bên để nhường chỗ cho vấn đề an toàn. Tuy nhiên, những tình trạng như thế thì ít thường xảy ra hơn là bố mẹ vì nhút nhát mà trở nên bối rối. Nếu anh chị em cãi nhau, đừng nghĩ rằng chúng sẽ giết nhau. Tôi thích đặt hai đứa trẻ đang đánh nhau vào trong một phòng mà chỉ có chúng nó mà thôi để xem thử đứa nào trở ra còn sống sót. Phương cách đó có ích lợi lắm. Chỉ sau một lúc, mỗi đứa ngồi ở mỗi góc hoặc cả hai cùng chơi với nhau cách hài hoà.

Vâng, nuôi dưỡng con trẻ lớn lên là công việc rất khó. Chúng ta biết rằng chúng ta phải đồng cảm với chúng. Nếu là đứa con một, nó khó sống giữa những người lớn. Nếu là hai, sự cạnh tranh mạnh mẽ phát triển khiến chúng hay cãi cọ và đánh nhau. Nếu là ba, đứa giữa luôn so sánh vị thế của nó với những đặc quyền của đứa lớn và đứa trẻ hơn, nó có khuynh hướng cảm nghĩ mình bị bỏ rơi. Nếu là bốn, chúng ta thường thấy hai cặp thù địch của đứa nhất và nhì, nhưng như một qui luật, với bốn đứa tình thế thăng tiến cách đáng kể, nhưng ai có thể chờ cho tới khi có bốn đứa con.

Vậy chúng ta phải tỏ thiện cảm đối với những bố mẹ nghèo hoặc ít là các bà mẹ nghèo vì những ông bố có khuynh hướng rút lui khỏi công việc xem ra khó khăn hơn công việc thường ngày của họ. Bố mẹ là một vấn đề đáng lưu tâm chứ không phải là con cái. Chúng ta phải giúp họ để họ có thể hưởng được cái thú vị sâu xa nhất mà con người có thể có được – là có những đứa con.

Ai thích có con thì sung sướng để trả giá cho sự đòi hỏi – những đêm không ngủ bên cạnh giường của đứa con đau, sợ sệt và ngỡ ngàng ở những lúc con nguy hiểm, thất vọng và quan tâm khi con mình thất bại. Nhưng nhìn đứa con lớn lên là một thích thú lạ lùng tuy không đồng đều. Nó đảo lộn ý nghĩ của thời gian. Mỗi năm mất mát cho chúng ta thì lại được cho đứa trẻ. Cái bước sang một bên của chúng ta được đền bù nhiều hơn bỡi sự bắt đầu của đứa trẻ ngay chỗ mà chúng ta rời bỏ, không cho danh tiếng của chúng ta nhưng cho sự bảo tồn những lý tưởng chúng ta, của niềm tin chúng ta, và tất cả những gì chúng ta xem là đáng giá. Qua con trẻ, chúng ta xây tương lai, và chỉ có tương lai mới có thể thẩm định giá trị điều chúng ta làm hôm nay.

Lm. Lê văn Quảng (từ www.conggiaovietnam.net)


Lá thư của Tổng thống Abraham Lincoln gởi Thầy giáo dạy con trai Ông.














Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực, cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng mỗi một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đô la nhặt được trên hè phố.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ đánh bại nhất.
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách, nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng đối với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn thận trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết mình. Nếu được như vậy thật là điều tuyệt vời đối với con trai tôi.
Abraham Lincoln



Bài viết: Cha đã quên của W. Lavingston Larned

Con trai yêu quý, con hãy nghe nhưng lời ân hận của cha đây. Cha đã lẽn vào phòng con khi con đang chìm vào giấc ngủ trẻ thơ. Nhìn kìa, một tay con đặt dưới gò má, những lọn tóc hung đẫm mồ hôi bám chặt vào vần trán ẩm ướt. Chỉ cách đây vài phút thôi, khi cha ngồi trong phòng đọc sách và xem lại bài viết của mình, nỗi hối hận dâng ngập hồn cha. Và cha đã chạy đến phòng con để nói lời xin lỗi.
Con ơi, cha đã tức giận, quát mắng khi con cầm khăn lau mặt qua quýt trong lúc thay quần áo đi học, lúc con để đôi giày dơ bẩn hay thấy con vứt vật dụng lung tung trong nhà.
Cha luôn châm châm nhìn thấy toàn là lỗi lầm của con. Buổi sáng cha thấy con không ngăn nắp khi ngủ dậy, lại còn ăn uống vội vàng và lấy một lúc quá nhiều thức ăn vào đĩa. Vì chỉ nhìn thấy lỗi lầm nên khi con chào cha xin phép ra ngoài chơi, cha chỉ cau mày và trả lời cộc lốc không chút thiện cảm: "Hừm! liệu mà về sớm đấy!".
Buổi chiều, cha cũng tức giận với những sơ suất của con. Khi thấy đôi vớ cũa con rách, cha đã làm con phải mất mặt trước bạn bè khi lôi con về nhà. Con thật sự đã làm cha rất giận dữ vì đã không tiết kiệm, không chịu giữ gìn những món đồ mà cha đã phải vất vả làm việc dành dụm mua cho con.
Khi cha đang đọc báo, con rụt rè bước tới ngước nhìn cha với ánh mắt ngây thơ trong sáng, cha lại quát lên: "Mày muốn cái gì?" . Và trái tim cha đã xúc động biết dường nào khi con chỉ im lặng chạy đến, vòng tay bé bỏng ôm cổ cha thật chặt với tất cả yêu thương trìu mến rồi lại chạy biến thật nhanh ra ngoài.
Con thương yêu!
Con có biết không, tờ báo đã rời khỏi tay cha trong yên lặng và một nỗi sợ lẫn đau xót ngẹn ngào xâm chiếm cõi lòng cha. Cha đã làm gì thế này? Cha đã biến mình thành một người cha suốt ngày chỉ tìm tòi tội lỗi của con mình. Một người cha chỉ toàn kiếm cái xấu của con mình để chê trách và đây là phần thưởng mà cha dành cho con như một đứa trẻ ư ? Cha chỉ muốn con phải thế này thế nọ, cha chỉ muốn con phải cư xử như người lớn. Cha đã đo lường bằng cây thước dành cho một người trưởng thành, bằng cả những năm tháng tuổi đời và sự trải nghiệm già dặn của cha.
Con yêu của cha!
Trong khi cha nhìn con bằng đôi mắt già cỗi và muộn phiền, đầy thành kiến, soi mói ấy, cha chẳng thèm biết đến những cái tốt, điều hay và sự chân thành, hồn nhiên trong tư chất của con. Trái tim nhỏ bé của con nồng ấm và to lớn như ánh rạng đông đang tặng bao tia nắng ấm cho ngọn đồi bao la. Con đã hồn nhiên lao vào hôn chúc cha ngủ ngon mà không hề vướng bận việc cha đã la mắng con cả ngày và hằn học với con vì những lý do không chính đáng .
Con thương yêu!
Cha không thể đợi thêm nữa. Cha phải nhanh chóng bước đến bên con, quỳ xuống cạnh chiếc giường nhỏ bé và nhìn khuôn mặt thơ ngây của con trong giấc ngủ với một niềm ân hận vô cùng.
Có thể, con còn quá bé bỏng để hiểu nhưng cảm xúc đang tràn ngập lòng cha. Cha hứa với con,ngay từ giây phút này,cha sẽ trở lại là người cha đích thực và luôn biết trân trọng tình yêu của con ngay cả trong giây phút nóng giận bừng bừng. Cha sẽ là người bạn trung thành của con,sẽ đau khổ khi con gặp bất hạnh , sẽ cười vui khi con gặp may mắn sung sướng. Cha sẽ cắn chặt môi để không thốt ra những lời gắt gỏng mỗi khi con quỷ giận dữ trỗi dậy trong lòng cha . Cha sẽ tự bảo mình rằng con vẫn còn bé bỏng .
Ôi, hình như cha đã nhìn đứa con thơ dại của cha như nhìn một con người trưởng thành thật sự . đây, nhìn con cuộn mình trong chăn và mệt mỏi ngủ yên trên chiếc giường bé xíu, cha chợt nhận ra rằng con chỉ là một đứa trẻ thơ ngây. Sáng sáng, con vẫn nũng nịu trong vòng tay trìu mến của mẹ. Mái tóc tơ mềm mại của con còn vướng víu trên bờ vai mẹ, cần được che chở trong cảm giác được yêu thương. Vậy mà, Cha đã đòi hỏi ở con quá nhiều.....
W. Lavingston Larned 












Nhân sinh quan của Nguyễn Hiến Lê.

Rải rác trong các tác phẩm của tôi thường đưa ra những suy tư, ý kiến của tôi về nhiều vấn đề, dưới đây tôi lựa và gom lại một số thuộc về nhân sinh quan:
  1. Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại quả đã tiến về rất nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ, thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tùy theo khả năng mỗi người.
  2. Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải, chứ không phải vì ý muốn của Thượng Đế hay một thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết Bàn hay Thiên Đàng.
  3. Quan niệm thiện ác thay đổi tùy thời, tùy nơi. Cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội đó cho là thiện; cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa, mà hóa ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ đạo tòng phu, toàn tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội ở thời nông nghiệp, tới thời kỹ nghệ, không còn lợi cho gia đình, xã hội nữa nên mất giá trị. Khi sản xuất được ít, đức tiết kiệm được đề cao; ngày nay ở Âu Mỹ, sản xuất vật dụng thừa thải quá, nên sự phung phí gần thành một bổn phận đối với xã hội.
    Tuy nhiên vẫn có một số giá trị vĩnh cửu, dân tộc nào văn minh cũng trọng, như đức nhân, đức khoan hồng, công bằng, sự tự do, tự chủ…
  4. Đạo nào cũng phải hợp tình, hợp lý (bất viễn nhân) thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng.
  5. Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, tề gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí, dũng luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.
  6. Nên trọng dư luận nhưng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm, nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm.
  7. Mỗi người đã phải đóng vai trò trong xã hội thì tôi lựa vai trò thư sinh. Sống giữa sách và hoa, được lòng quí mến, tin cậy của một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách được hàng vạn người hoan hô, mà có phần giúp ích cho xã hội được nhiều hơn chính khách nữa. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nên nhận một chức tước gì của chính quyền.
  8. Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, và tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi.
  9. Văn thơ phải tự nhiên, cảm động, có tư tưởng thì mới hay. Ở Trung Hoa thơ Lý Bạch, văn Tô Đông Pha hay nhất. Ở nước ta, thơ Nguyễn Du tự nhiên, giản dị mà bài nào cũng có giọng buồn man mác.
  10. Tôi khuyên con cháu đừng làm chính trị, nhưng nếu làm thì luôn luôn phải đứng về phía nhân dân.
  11. Một xã hội văn minh thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập; cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi, tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng chính kiến của mọi người.
  12. Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề luật sư, không phải nghề tự do, thì không thể gọi là một xã hội tự do được.
  13. Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn thì mới giữ được độc lập tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh vì lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không.
  14. Chỉ nên hưởng cái phần xứng đáng với tài đức của mình thôi. Nếu tài đức tầm thường mà được phú quý, hoặc được nhiều người ngưỡng mộ thì thế nào cũng sẽ mang họa vào thân.
  15. Hôn nhân bao giờ cũng là một sự may rủi. Dù sáng suốt và chịu tốn công thì cũng không chắc gì kiếm được người hoàn toàn hợp ý mình; phải sống chung năm ba năm mới biết rõ được tính tình của nhau. Từ xưa tới nay tôi chỉ mới thấy cuộc hôn nhân của ông bà Curie là đẹp nhất, thành công nhất cho cá nhân ông bà lẫn cho xã hội.
    Hiện nay ở Mỹ có phong trào kết hôn thử, tôi cho rằng chưa chắc đã có lợi cho cá nhân mà còn có thể gây nhiều xáo trộn trong xã hội.
  16. Có những hoa màu sắc vô hương mà ai cũng quí như hoa hải đường, hoa đào; nhưng đàn bà nếu chỉ có sắc đẹp thôi, mà không được một nét gì thì là hạng rất tầm thường.
    Chơi hoa tôi thích loại cây cao; có bóng mát, dễ trồng và có hương quanh năm như ngọc lan hoàng lan. Ở đâu tôi cũng trồng hai loại đó.
  17. Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té. Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được.
  18. Cơ hồ không thể thay đổi được bản tính con người : người nóng nảy thì tới già vẫn nóng nảy, người nhu nhược thì tới già cũng vẫn nhu nhược. Nhưng giáo dục vẫn có ích lợi.
    Không nên cho trẻ sung sướng quá. Phải tập cho chúng có quy củ, kỷ luật biết tự chủ và hiểu rằng ở đời có những việc mình không thích làm nhưng vẫn phải làm, và làm thì phải làm ngay, làm đàng hoàng, làm cho xong.
  19. Thay đổi bản tính loài người như Mặc Tử, như Karl Marx muốn là chuyện không dễ một sớm một chiều.
    Thế giới còn những nước nhược tiểu có nhiều tài nguyên thì còn bọn thực dân họ chỉ thay đổi chính sách thôi. Thực dân nào cũng vậy. Khi họ khai thác hết trên mặt đất, trong lòng đất thì họ sẽ khai thác biển, đáy biển. Họ còn sống lâu. Tuy nhiên, cũng phải nhận rằng sự bóc lột trong một nước tân tiến thời này đã giảm nhiều, thì sau này sự bóc lột các dân tộc nhược tiểu cũng sẽ giảm đi lần lần.
  20. Xã hội bao giờ cũng có kẻ tốt và kẻ xấu. Như Kinh Dịch nói lúc thì âm (xấu) thắng lúc thì dương (tốt) thắng; mà việc đời khi giải quyết xong thì lại sinh ra việc khác liền sau quẻ ký tế (đã xong) tiếp ngay tới quẻ Vị tế (chưa xong). Mình cứ làm hết sức mình thôi còn thì để lại cho các thế hệ sau.
  21. Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút đừng giàu. Nhưng hồi 50 tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa : sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng.
Trích từ Hồi ký Nguyễn Hiến Lê

  

 BỆNH VÔ CẢM,  Phan Hoàng Yến- một học sinh lớp 9, Hà Nội
_____________
Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang “vò đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chip “tình cảm” để khiến “những cỗ máy vô tình” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm .
Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?
Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?
Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy. Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người “không dại gì” và cũng chính “nhờ” những người “không dại gì” đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả những điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.
Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.
Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm “không còn đất sống” là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.
“Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo” – một giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động. Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần “người”, giành lại “trái tim” mà Thượng Đế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội.
Phan Hoàng Yến 

CÁI GIÁ CỦA SỰ TỨC GIẬN
Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa.

Bà ta cũng biết khuyết điểm của mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi tức lên thì chính bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.


Một hôm, một người đã nói với bà : “Chùa
gần đây có một vị thiền sư, cũng là vị cao tăng, tại sao bà không đến xin lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà.”

Bà ta cũng cảm thấy có lý, đã đến tham vấn với thiền sư.


Khi bà ta thổ lộ tâm trạng của mình, bà ta có thái độ rất thành khẩn, rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư đó. Vị thiền sư im lặng nghe bà kể lể, chờ cho bà ấy nói hết, mới dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.

Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, cũng như ngày thường, bà ta buông những lời nhục mạ quái ác. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, nhưng ở ngoài vẫn im lặng, thiền sư hình như không nghe thấy lời nào.


Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà ta thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn không động lòng thay đổi cách hành xử của mình, vẫn mặc kệ bà ta tiếp tục nói gì thì nói.


Qua một hồi rất lâu, cuối cùng trong thiền phòng cũng không còn tiếng la hét hay nói năng của bà ta nữa, thì lúc này, phía ngoài thiền phòng mới có tiếng nói của thiền sư hỏi : “Bà còn giận không ?”

Thế là bà ta giận dữ trả lời : “Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ngươi.”


Thiền sư ôn tồn nói : “Kể cả chính mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?” Nói xong thiền sư lại im lặng.

Sau một thời gian im lặng, thiền sư lại hỏi : “Bà còn giận không ?”


Bà ta trả lời : “Hết giận rồi !”

“Tại sao hết giận !”

“Tôi giận thì có ích gì ? không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao ?”

Thiền sư nói với vẻ lo lắng : “Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn.” Nói xong, thiền sư lại quay đi.


Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời : “Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận !”

Thiền sư nói : “Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoáng ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.”


Sau một hồi lâu, bà ta đã chủ động hỏi thiền sư : “Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không ?”

Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay.


Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.

Thì ra mình không bực tức, thì làm gì có tức tối giận hờn ? Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì làm gì có tức tối ?

Trong lòng không có bực tức, thì làm sao có cơn giận ?


Thật ra tức tối không những tự làm cho mình khổ đau, và những người xung quanh cũng theo đó mà buồn lòng. Lúc tức tối tức giận, không gì ngăn cản cái miệng, buông lời quái ác, một số lời lẽ trong đó có thể làm đau lòng người nghe, thậm chí có cả những người yêu thương quan tâm mình.
" Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai “, chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sanh.

Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ
ngu muội.

Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu dại. Xem nhẹ hơn mọi sự việc không như ý, đồng thời tìm thấy ich lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống. Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi như ta tưởng, cũng không phài khốn khó như ta đã gặp.


Những sự việc nhỏ nhặt cũng giống như những hạt cát trong đôi giày đã làm cho bạn khó chịu.


Thế thì bạn lựa chọn cách giũ bỏ hạt cát hay vứt bỏ đôi giày ? Chúng ta không thể không mang giày, vì còn con đường dài phía trước, thế thì tại sao chúng ta không chịu giũ bỏ hạt cát !

Sưu tầm 

Góp một tay. Sư Huynh Quãng



Cả nước Mỹ bàng hoàng khi tòa nhà liên bang Alfred Murrad tại thành phố Oklahoma bị đánh bom ngày 19 tháng 4 năm 1995. Hậu quả là 168 người thiệt mạng; không những thế, từ nay trở đi 207 em bé là con cái của những nạn nhân xấu số sẽ sống không có cha mẹ, và không biết tương lai của chúng đi về đâu.
Cũng như hàng ngàn người theo dõi tin tức trên truyền hình, Chris Gross, một thanh niên 27 tuổi đang làm  tại Santa Clara, tiểu bang California đã xem tin tức với cái nhìn khác: Từ thảm họa đã xảy ra, tôi có thể làm được gì cho những em bé ấy. “Những hình ảnh tòa nhà và các em bé đang được chăm sóc tại các nhà trẻ…tôi hình dung…nếu tôi là một trong những em ấy…” Ngay tức thì, Chris đã nhận ra sự thật thực tế, “Chúng sẽ mất cha mẹ chúng suốt cả cuộc đời…” Tiếp tục suy nghĩ, Chris tự nhủ, “Tôi nghĩ rằng, nếu những nạn nhân này có một ước nguyện cho con cái họ trước giờ chết, thì có lẽ hầu như các cha mẹ đều mong con mình được ăn học tới nơi tới chốn, được vào đại học…”
Các bản tin vẫn tiếp tục thông tin về những buổi cầu nguyện, những việc làm từ thiện để gây quĩ cứu trợ cho các nạn nhân. Riêng Chris lại nghĩ xa hơn, “Bây giờ hàng ngàn người đang chú tâm làm những việc từ thiện để giúp cho các nạn nhân, liệu rằng 5 đến 10 năm tới, có còn ai chú tâm giúp những em bé mồ côi này không?” Với suy nghĩ rất thực tế này, Chris đã kêu gọi các bạn đồng nghiệp thành lập một số học bổng để giúp các em này trong tương lai.
Trước hết, Chris coi lại tài khoản của mình trong ngân hàng; anh lên kế hoạch chi tiết về cách tiêu xài của mình hằng tuần và quyết tâm dành một số thu nhập của mình vào việc này. Sau đó, Chris đã chia sẻ sáng kiến của mình với ông phó giám đốc công ty và được ông ủng hộ và tiếp tay kêu gọi. Tuần sau, Chris gởi thông điệp này cho 18 công ty tại vùng Silicon. Sau 2 tuần, số tiền ủng hộ cho trương trình học bổng đạt được 400,000 đôla. Sau khi báo chí đăng tin này, nhiều người khác cũng ủng hộ thêm 300,000 đôla. Cảm động và khâm phục trước sáng kiến của Chris, ông Keating, thống đốc của tiểu bang Oklahoma, đã tặng thêm 3 triệu đôla vào chương trình học bổng này. Với tất cả số tiền này, 207 em đã có cơ hội bước vào các trường đại học sau khi kết thúc trung học.
Quí bạn thân mến, cũng một sự kiện, cũng một bản tin, cũng một thảm họa, Chris lại có cái nhìn mới hơn, xa hơn, và thực tế hơn. Chính vấn nạn, “Liệu rằng 5 đến 10 năm tới, có còn ai chú tâm giúp những em bé mồ côi này không,” đã đánh động Chris và hàng ngàn người khác có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn trong cuộc đời. Thảm họa bị đánh bom tại Oklahoma đã đánh động con tim của hàng ngàn người vào việc cứu trợ, nhằm xoa dịu vết thương cho các nạn nhân xấu số, việc đó nên làm, nhưng chưa đủ. Chúng ta hãy học cách nhìn của Chris để thấy rằng, nếu chỉ lau những giọt nước mắt cho hôm nay, mà không biết gieo hạt giống hy vọng cho tương lai, thì 207 em bé ấy sẽ tiếp tục là nhựng giọt nước mắt cho chính các em và cho xã hội sau này. Không chỉ câu cá cho họ, mà quan trọng hơn là cho họ cần câu để họ học cách câu là chỗ đó.
Mỗi một người trong chúng ta ai ai cũng trải qua những hoàn cảnh bi thương, thất bại tiêu cực. Chính trong hoàn cảnh bi thương tiêu cực, chúng ta dễ ngã lòng buông xuôi theo số phận mà ít khi nỗ lực để thử tìm những cái nhìn mới tích cực. Biết rằng nhiều lúc hoàn cảnh xã hội đã dồn chúng ta vào thế “tù đày, chịu đựng, bất lực,” nhưng dù trong hoàn cảnh ấy, chúng ta hãy thử cố nhìn và tìm những điểm tích cực còn sót lại hay tiềm ẩn đâu đó trong hoàn cảnh ta phải chịu đựng ấy, để ít nhất dù không thoát khỏi cảnh bi thương tiêu cực ấy, ta vẫn có một tinh thần tích cực. Chắc chắn một điều, với một tinh thần tích cực, đời ta sẽ vui hơn, mạnh khỏe hơn, và sẽ có những sáng kiến giúp đời và giúp người thực tế hơn.
Một trong những giải pháp để làm sạch các dòng sông ô nhiễm, ngoài việc nạo vét các đống rác và bùn dơ trong dòng sông, thì yếu tố quan trọng vẫn phải là đưa nước sạch vào các dòng sông ấy. Chính dòng nước sạch này sẽ tẩy rửa những rác rưởi của dòng sông ô nhiễm. Chúng ta có thể làm điều tương tự như thế cho gia đình, cộng đồng và đất nước. Tự ý thức để ngừng nói và hành động những điều tiêu cực cho nhau, mà thay bằng những điều tích cực; một ngày nào đó, không xa lắm đâu, hoàn cảnh gia đình và cộng đồng chúng ta sẽ tươi sáng hơn.
Ngày hôm nay, bạn với tôi hãy nghĩ, nói, và hành động tích cực cho mình, cho nhau, và cho cộng đồng.
Br. Huynhquảng



                              BÁN CHỒNG CHO BẠN
Nàng không ngủ được, câu chuyện nàng nghe hồi sáng cứ vang vọng mãi trong đầu, hành hạ nàng. Quay sang thấy anh vẫn thở đều, giấc ngủ ngon với gương mặt đầy toại nguyện.Nàng cố dằn để không đánh thức anh dậy nửa đêm hỏi cho ra lẽ. Kinh nghiệm của người phụ nữ nhạy cảm và từng trải dạy cho nàng biết sự điềm tĩnh và thận trọng không bao giờ thừa. Dạo này công việc làm ăn gặp nhiều trục trặc đã khiến nàng trở nên lơ là gia đình, có lẽ đây là cái giá nàng phải trả cho sự tham vọng của phụ nữ, nàng đã quá chủ quan và đặt niềm tin không đúng chỗ.
Nàng đã từng rất tự hào vì có một người chồng luôn ủng hộ sự nghiệp của mình,không đòi hỏi ở nàng trách nhiệm quá cao trong việc làm vợ. Nàng không thể thường xuyên nấu cho chồng những bữa cơm ngon, không thể mỗi tuần cùng chồng về thăm ba mẹ hai bên, không thể có những ngày lễ lãng mạn để ngủ nướng và cùng nhau ăn sáng trên giường, nhưng nàng đã cố gắng rất nhiều để gia đình được no đủ, để họ hàng hai bên được chăm lo chu đáo và hơn hết là để chồng nàng chuyên tâm nghiên cứu. Nàng không muốn chồng nàng vì mưu sinh mà bỏ phí tài năng và đam mê trong góc phòng thí nghiệm. Anh đã từng nói rất biết ơn nàng vì điều đó. Lẽ nào nàng đã sai?
Nàng may mắn có một cô bạn gái thân thiết như chị em ruột từ những ngày ấu thơ. Bạn nàng khôn ngoan lanh lợi, sớm thành đạt và có một người chồng giàu có dù đôi khi nàng thấy những tia buồn trong mắt bạn khi nghe cô tâm sự về cuộc hôn nhân không có tình yêu. Họ hiểu nhau, tin nhau, trong lúc việc kinh doanh sa sút chính cô bạn thân đã không ngần ngại cho nàng mượn một số tiền lớn mà không cần thế chấp. Và cũng chính nàng đã là bờ vai, là chỗ dựa, là nơi trút lòng, sẵn sàng bỏ buổi họp để bên cạnh bạn khi cuộc hôn nhân thiếu tình yêu kia có dấu hiệu rạn nứt. Lẽ nào nàng đã sai?
Đôi ba tin đồn ác ý về mối quan hệ mập mờ giữa hai người nàng hết sức tin tưởng đến tai nàng cũng chẳng mảy may nghi ngờ. Nàng vẫn biết thói đời thêu dệt nhiều chuyện oái oăm, con người ta luôn thấy chút gì đó thích thú trước những bất hạnh của đồng loại. Tuy nhiên nàng cũng thừa nhạy cảm và đủ thông minh để thiết lập một hàng rào bảo vệ hạnh phúc của chính mình. Những câu chuyện vu vơ về mối quan hệ ngoài luồng của ai đó. Những tâm sự đàn bà về người chồng đầu ấp tay gối. Những tín hiệu ngầm như cảnh báo. Những khẳng định chắc nịch của lòng tin về sự chung thủy và cả những tia quan sát ngấm ngầm sẵn sàng chặn đứng mọi tội lỗi có thể. Nàng đã chu đáo, đã cẩn thận, đã tự tin như thế. Lẽ nào nàng đã sai?
Nàng nhìn hai con người trước mặt mình, hai con người nàng đã yêu thương tin tưởng biết dường nào, nay bắt tay cùng nhau phản bội nàng. Cuộc gặp gỡ ba người mà nàng cố tình sắp xếp khiến cho đối phương không dấu kịp sự ngỡ ngàng. Nàng thấy lòng hơi hả hê khi nhận ra vị trí phán xét của mình trước hai con người tội lỗi không dám nhìn thẳng vào mắt nàng. Họ không nhìn nàng và cũng không dám nhìn nhau. Nàng đã hồi hộp chờ đợi giây phút này, để tuôn ra muôn ngàn lời chì chiết chửi rủa thậm tệ, nàng nghĩ ra tất cả những câu đau đớn nhất có thể, nàng biết rõ từng điểm yếu của đối phương vì đã có thời nàng coi họ là máu thịt của chính mình. Nàng có thể giết họ, chỉ bằng một câu nói. Vậy mà giờ đây, nàng không thể thốt nên lời, nàng nhìn họ đăm đăm rồi vội quay đi, cố ngăn không cho những giọt nước mắt trào ra. Không được khóc, nàng tự nhủ, mình không được khóc. Chính họ mới là người phải khóc vì đã phản bội mình. Lòng kiêu hãnh giúp nàng ngẩng mặt lên ngạo nghễ. Họ cất lời xin lỗi càng khiến nàng thêm tức giận. Đồng thanh đồng khí làm sao!
- Tại sao lại là hai người? – nàng hỏi mà không mong một câu trả lời- hai người thèm nhau tới thế sao?
- …!
- Dù sao đây cũng chẳng phải chuyện tốt đẹp gì. Tôi cũng không muốn làm to chuyện để mọi người cười chê, chúng ta nên giải quyết trong nội bộ ba người thôi.
Nàng nhếch môi cười khi bắt gặp cái thở phào dù rất khẽ. Dám làm mà còn sợ người ta biết, hèn thế!
- Nếu em mở lòng tha thứ, chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu như không có chuyện gì xảy ra, anh hứa sẽ…
Nàng giơ tay ngăn chồng nói tiếp
- Em sẵn sàng để hai người đến với nhau mà tận hưởng hạnh phúc! Cứ yên tâm!
- Không, mình không…!
Nàng lại trừng mắt khi cô bạn vừa mở lời. Trong lúc này, nàng mới là người được quyền lên tiếng và quyết định chứ không phải họ. Bất kỳ câu nói nào phát ra từ hai cái miệng đáng ghét kia cũng có nguy cơ làm cơn giận trong lòng nàng bùng nổ.
- Đổi lại chúng ta có một thỏa thuận – nàng nhìn cô bạn đang ủ dột cúi đầu – cậu đã cho mình mượn năm trăm triệu cách đây ba tháng. Mình là người sòng phẳng và không muốn nợ nần ai, nhất là với cậu, cho nên mình bán anh ta cho cậu để trừ nợ. Cậu lấy anh ta và chúng ta không còn nợ nần gì nhau.
- Em! Sao em có thể…?
- Tại sao không? Điều kinh tởm nhất là ngoại tình với bạn vợ anh còn làm được thì anh có quyền gì mà trách móc ai? Đúng, tôi bán anh cho cô ta đó, năm trăm triệu là quá tốt rồi chứ con người anh thực ra không đáng một xu. Tuy nhiên cô ta thèm khát anh như vậy thì bỏ năm trăm triệu ra lấy anh về mua vui chắc cô ta chẳng tiếc đâu, đúng không?
Nàng nhìn hai gương mặt tái xanh vì hổ thẹn và bị xúc phạm, biết mình đã đánh đúng chỗ yếu nhất. Trái tim nàng có giây lát sung sướng hả hê. Hai con người trí thức, tự tôn và hiểu biết kia, câu nói của nàng còn đau đớn, nhục nhã hơn vạn lần xỉa xói chửi rủa mỉa mai. Nàng xách túi đứng lên, nhìn hai người ngồi đó bằng ánh mắt khinh bỉ nhất mà nàng có thể.
- Thế nhé, nếu có ai quen hỏi thăm tôi sẽ nói ngắn gọn là bán chồng cho bạn thân với giá năm trăm triệu, còn những việc khác hai người muốn giải thích thế nào thì tùy, tôi không quan tâm, từ nay chúng ta không còn bất cứ quan hệ nào với nhau nữa. Chúc may mắn!
Nàng kiêu hãnh quay bước đi, biết chắc hai người ngồi lại sẽ vì câu nói của mình mà không thể yên ổn. Đối với nàng đây mới thực sự là đòn trừng phạt đáng giá.
Nàng dắt xe, nổ máy, cố giữ cho tay mình bớt run rẩy. Trong sự thích thú hả hê khi làm cho đối thủ kinh hãi, nàng nhận thấy cả nổi đau ngấm ngầm mà giờ đây chỉ còn riêng với mình, nàng cảm nhận nó trào sôi dữ dội. Nàng đeo khẩu trang, đeo kính, mặc áo khoác, che đậy mình thật kỹ và chạy đi. Dưới lớp bọc kín đáo, nỗi đau vùng lên thổn thức và nước mắt nàng không ngừng tuôn rơi. Trong dòng người hối hả trên đường, không ai hay có một người đang dấu gương mặt đầm đìa sau lớp khẩu trang. Nàng lướt đi như trôi vào cõi mộng du.
Sân bay Tân Sơn Nhất một ngày nhiều gió, người đàn bà trung niên quấn lại chiếc khăn quàng cổ, dõi mắt nhìn trời xanh như tìm kiếm một hình ảnh quen thuộc, một mảnh trời quê mà bà nghĩ có lẽ suốt đời mình chẳng bao giờ gặp lại. Đã hai mươi năm kể từ ngày bà rời bỏ quê hương, mang theo trong tim nỗi đau như cắt và cả lòng tin đã vụn vỡ, hy vọng xứ người xa lạ có thể làm hàn gắn một vết thương. Nhưng người đàn bà càng thành đạt bao nhiêu càng thấy lòng mình nhức nhối bấy nhiêu vì vết thương tưởng chứng như hóa thạch vẫn thầm âm ỉ trong tim. Sống trong nỗi giận hờn đau đớn suốt hai mươi năm, một ngày chợt nhận ra tóc đã bạc màu, môi thôi thắm tươi và mắt đã hằn những vết thời gian, lại chợt thèm quay quắt trở về, trở về để thứ tha, để quá khứ không còn hành hạ đêm đêm, để tìm cho mình phút bình an cuối cuộc đời. Tha thứ cho người và cho cả chính mình.
Căn nhà nhỏ hơn bà nghĩ, giản dị đến không ngờ. Trước sân trồng bụi hoa nguyệt quế xum xuê, loài hoa mà bà vẫn yêu thích. Bà hít một hơi rồi nhấn chuông, lòng không dưng hồi hộp kỳ lạ. một người phụ nữ gầy gò khắc khổ bước ra mở cửa, họ nhìn nhau, sững sờ, ca nước trên tay chủ nhà rơi xuống vang một tiếng khô khốc.
Họ ngồi trong phòng khách, đã hai mươi phút trôi qua mà vẫn chưa ai cất nên lời, ngập ngừng bà hỏi một câu khách sáo
- Hai người vẫn khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe, nhưng ông ấy thì…
Chủ nhà ngập ngừng đưa mắt nhìn vào nhà trong
- Ông ấy bệnh à?
- Ông ấy đột quỵ, nằm một chỗ đã năm năm nay rồi!
- Vậy ư? Ông ấy vốn rất khỏe mà. Hai người thay đổi nhiều quá, suýt nữa tôi không nhận ra.
- Còn bà vẫn đẹp như xưa, thậm chí còn đài các hơn rất nhiều, thời gian có vẻ như không làm ảnh hưởng tới bà mấy. Chắc bà sống rất hạnh phúc?
- Hạnh phúc? Nếu tôi thật sự hạnh phúc liệu hai người có thấy thanh thản hơn không? Hai người cũng đang rất hạnh phúc cơ mà.
Bà chủ nhà giật mình trước cái nhìn của vị khách, bà thu người trong cái ghế, thân hình gầy ốm càng có vẻ teo tóp lại trước vẻ tự tin và ánh mắt nhiều hàm ý kia. Mất một lúc lâu bà chủ nhà mới lên tiếng
- Chúng tôi không hạnh phúc như bà nghĩ đâu. Ngày đó, sau khi bà bỏ đi, chúng tôi đã sống những ngày thật kinh khủng dưới sự lên án và dè bỉu của những người thân quen. Chúng tôi có lỗi và phải chịu hình phạt. Nhưng hình phạt lớn nhất, kinh khủng nhất không phải là cái nhìn của dư luận mà chính là câu nói sau cùng của bà : “ bán chồng cho bạn với giá năm trăm triệu!”. Câu nói đó ám ảnh hai chúng tôi đến tận bây giờ.
- Tôi không nghĩ sau việc làm của hai người thì còn có điều gì khiến hai người phải e ngại!
- Thật ra mối quan hệ của chúng tôi chỉ là một phút không kiềm chế mình. Tôi không phải là thanh minh! Nhưng chúng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ đến với nhau, nhất là ông ấy, ông ấy vẫn rất yêu bà và chưa bao giờ có ý định bỏ bà cả.
- Nhưng rốt cuộc hai người vẫn đến với nhau!
- Phải, có lẽ vì chúng tôi quá cô đơn và cùng chịu chung một nỗi dày vò. Điều đó đã đưa chúng tôi đến gần nhau hơn, chứ không phải là tình yêu. Chúng tôi sống cùng nhau để động viên nhau, an ủi nhau, cùng nhau chờ đợi…
- Chờ đợi điều gì?
- Sự tha thứ của bà!
- Thật khó tin!
- Phải, có lẽ bà không tin, nhưng hơn hai mươi năm sống chung chúng tôi trên danh nghĩa luật pháp vẫn không phải là vợ chồng. Chúng tôi không có giấy hôn thú, ông ấy không muốn đăng ký kết hôn vì đối với ông ấy bà là người vợ duy nhất! cuộc sống của chúng tôi thật chẳng dễ dàng. Ông ấy không còn đam mê nghiên cứu, công việc của tôi cũng gặp khó khăn, có lẽ đó là quả báo. Chúng tôi ở chung một nhà, ăn chung một mâm cơm, ngủ chung một giường và cùng chung một người để nghĩ đến. Chúng tôi không dám nhìn vào mắt nhau, không dám ôm nhau ngủ, thậm chí không dám cả việc có con, tất cả chỉ vì nỗi ân hận và sợ hãi dày vò. Chúng tôi cô đơn và mệt mỏi, tận cùng, như một cái giá phải trả. Năm năm trước ông ấy đột quỵ, nằm liệt một chỗ, nói năng cũng trở nên khó khăn, vậy mà ông ấy vẫn luôn gọi tên bà. Chúng tôi luôn cầu mong một ngày nào đó bà quay về và tha thứ cho chúng tôi.
Người đàn bà ngồi nghe, lặng người, tâm trí hoang mang. Lẽ ra bà phải thấy thích thú, hả hê lắm khi chứng kiến cộc sống thương tâm của hai người đã từng hủy hoại lòng tin yêu trong bà. Vậy mà giờ đây, trước người đàn bà một thời bà căm hận, bà chỉ thấy một nỗi xót xa không nói nên lời.
- Bà cho tôi vào thăm ông ấy!
Bà không dám tin vào mắt mình nữa, hai mươi năm, hai mươi năm làm người ta thay đổi đến thế này ư? Nằm bất động trên giường là một người đàn ông gầy gò, già nua và mỏi mệt. Bà không dám tin đây chính là người đã từng là chồng mình, đã từng là người đàn ông bà hết mực yêu thương, đã từng là người đàn ông làm bà đau đớn vì yêu và hận suốt mấy chục năm trời.
- Ông có nhận ra ai đây không?
Đôi mắt người đàn ông nhìn bà thật lâu, cái nhìn ban đầu vốn lãnh đạm phút chốc trở nên thảng thốt
- Yến… Yến!...em Yến, …vợ…vợ anh!
Người đàn ông lắp bắp, khuôn miệng méo xệch, những âm từ rời rạc vang lên, vội vã, vui mừng lẫn tủi hổ. Bà nhìn ông, bật khóc. Bà bước tới, nắm bàn tay giơ ra chờ đợi, bà căm giận ông, nhưng muôn ngàn lần không muốn ông phải khổ sở thế này. Đôi mắt người đàn ông ầng ậc nước, cái nhìn dán vào mặt bà như tìm kiếm, van nài, cái nhìn khẩn khoản đầy hy vọng.
- Đừng…đừng…bán …anh!
Bà sửng sờ nhìn ông nghe lòng nghẹn đắng. Trời ơi, hóa ra câu nói của bà đã ám ảnh ông đến tận bây giờ. Thốt nhiên bà thấy ghê sợ chính mình, bà thấy mình cũng độc ác, cũng hèn hạ, cũng nhẫn tâm, thậm chí nỗi đau bà gây ra cho đối phương còn kinh khủng gấp mấy lần. Tại sao, tại sao khi đó bà lại nói ra câu nói độc địa đó? Phải chăng vì lời nói tàn nhẫn đó mà chính bản thân bà suốt hai mươi năm vẫn không được một ngày vui vẻ?
- Tha…tha thứ…cho anh!
Ông vẫn lắp bắp nói, ông có lẽ nuốn nói rất nhiều, phải chi ngày đó bà cho ông một cơ hội lên tiếng, bà đã để cơn giận lôi mình đi quá xa. Nước mắt ông vẫn ứa ra làm hai người đàn bà nghẹn ngào tức tưởi không thốt nên lời.
- Ông ấy vẫn còn rất yêu bà! Ông ấy và cả tôi nữa đều mong nhận được sự tha thứ từ bà, có vậy chúng tôi chết mới nhắm mắt được.
- Khi tôi quay về đây là tôi biết mình cần phải làm gì. Bản thân tôi mang nỗi căm hận trong lòng cũng chưa từng có một ngày được sống yên ổn. Tôi tha thứ cho hai người, và tôi cũng muốn tha thứ cho chính mình. Chúng ta đều đã già, hãy sống những ngày còn lại thật vui vẻ. Những hỉ nộ ái ố của cuộc đời đã không còn dành cho chúng ta nữa rồi.
Bà quay sang ông, dùng tay lau đi những giọt nước mắt đang ứa ra trên gương mặt nhăn nhúm vì xúc động của người bà một thời yêu thương, và nở một nụ cười nhẹ nhàng.
- Em đã tha thứ cho anh từ rất lâu rồi! tha thứ cho cả hai người! anh và cô ấy!
Người đàn ông gật gật đầu, môi nở một nụ dẫu méo mó nhưng đầy sức sống, nước mắt vẫn cứ chảy ra, chảy ra không sao ngăn lại.
Người đàn bà rời khỏi căn nhà đơn sơ sau buổi trùng phùng. Bà chủ nhà bịn rịn tiễn chân, lúc quay vào nhận ra trên bàn một phong bì trắng. Có một lời nhắn gửi lại: “ đây là năm trăm triệu ngày xưa bà cho tôi mượn, tôi xin trả lại đồng thời rút lại lời nói khi đó, tôi không bao giờ bán chồng cho bạn với giá bao nhiêu đi nữa. Mọi chuyện đã xảy ra xin hai người hãy quên đi để cả ba chúng ta có thể có những ngày cuối đời thanh thản! thân ái. Bạn gái thân của bà: Phi Yến.”
Không biết tác giả là ai !



BIẾT ĐÂU LÀ KHỞI ĐIỂM CUỘC RONG CHƠI
Mẹ vợ ông Hàn mới chết, con cháu  từ xa đổ xô về chịu tang. Các anh chị em vợ của ông chọn một cái hòm do nhà quàn đề nghị, với giá 12 ngàn đô. Ông Hàn  chê đắt, bảo khoan quyết định, chờ ông khảo giá đã. Ông Hàn bình tĩnh ngồi bên máy vi tinh, lục tìm khảo giá. Bà vợ ông thì chạy lui chạy tới trong phòng khách,  dẫm chân đành đạch trên sàn nhà, khóc  bù lu bù loa, rồi đến day áo ông mà nói:
“Giờ nầy mà anh còn ngồi đây thong dong khảo giá? Chuyện nầy cấp bách. Có phải mua món hàng gia dụng đâu mà chần chờ? Tốn kém bao nhiêu anh em chúng tôi cũng chung chịu. Mẹ chết có một lần. Làm chi cái việc hà tiện xấu thế?”
Ông anh vợ cũng bối rối nói:
“Giờ phút nầy, thì nhà quàn ra giá bao nhiêu, mình cũng phải nhận. Có đắt hơn ít trăm bạc, cũng không sao. Mình lựa chọn cái hòm đó, chứ họ có ép mình đâu?”
Ông Hàn quay ngoắt lại, nói với giọng cứng rắn:
“Ít trăm thì tôi khảo giá làm chi? Phải ít nhất là mấy ngàn đồng. Có thể tiết kiệm được từ 40% đến 60%  toàn bộ chi phí tang lễ. Dù là tiền của ai đi nữa, tôi cũng không muốn phung phí.”
Bà vợ thét lên:
“Rồi mua phải thứ hòm giả mạo, không tốt. Nó đâu đem đến liền cho mình được, chờ đến bao giờ mới có? Chậm trể việc ma chay. Mà lỡ nhà quàn không chịu nhận hòm từ nơi khác đưa tới, thì đem cái hòm đi tặng ai, tôi nhất định không cho để trong nhà nầy.”
Ông Hàn cười hề hề, chậm rải trả lời:
“Giả mạo làm sao được? Cũng hòm ấy, cùng hiệu, cùng tên, cùng  nhà sản xuất. Nhà quàn cũng mua tại các nơi đó thôi. Rồi cọng thêm chi phí, tiền lời, mà tăng giá lên. Ai dại mua thì ráng chịu. Nhà quàn cũng không làm gì sai trái. Họ làm thương mãi, phải kiếm cho được nhiều tiền lời càng tốt. Họ chẳng có gạt gẫm ai. Nhưng nếu mình mua được hòm đúng giá, thì người bán sẽ chuyển ngay đến nhà quàn trong vòng 24 giở. Chắc chắn. Theo luật liên bang Mỹ, bắt buộc nhà quàn không được từ chối quan tài và các vật dụng cần thiết cho người chết do thân nhân mua và đem đến. Trường hợp đó, nhà quàn chỉ lo các dịch vụ tang ma, các lễ lạc mà thôi. Tôi còn phải kêu nhà quàn cung cấp cho mình bảng ghi giá cả của từng mục, gọi là FPL (Funeral Price List) theo luật định. Tôi sẽ so sánh thêm giá cả của từng mục dịch vụ để không bị hố, trả giá cao, đắt.  Bà đừng lo, nếu nhà quàn không nhận hòm, thì tôi bán lại kiếm chút lời.”
“Bây giờ không phải là lúc đùa giỡn được. Anh có chắc hòm được giao đúng thứ mình muốn, và trong vòng 24 giờ không. Giao cho nhà quàn, họ tráo hòm khác thì sao? Anh đã có kinh nghiệm nào đâu?”
“ Mình có thể đòi hiện diện trong lúc giao hàng, ai mà đánh tráo được?”
Cả nhà bực mình, xôn xao vì thái độ kỳ cục của ông Hàn.  Một bà chị vợ gay gắt:
“Có phải vì không là mẹ ruột, nên  cậu nhẩn nhơ, và đòi làm những chuyện trái đời?”
Ông Hàn hơi giận, giọng cứng, gằn: “Nầy, chị đừng nói thế. Mấy năm nay ai chăm sóc mẹ? Ai đưa mẹ đi bệnh viện, làm đủ thứ giấy tờ, nhắc mẹ uống thuốc hàng ngày? Thằng nầy chứ ai. Thế thì bây giờ mẹ qua đời, tôi không có quyền phụ giúp mẹ và cả gia đình nầy, cử hành tang lễ đàng hoàng hơn, ít tốn kém hơn hay sao?”
Ông Hàn gầm gừ bỏ đi, lục lọi tìm tòi trong mấy chồng hồ sơ, và quăng ra một tờ bào “US News & World Report” và nói:
“Các anh, các chị đọc bài “Đừng Chết Trước Khi Đọc Bài Nầy” (Don’t Die Before You Read This)  đi, để biết.”
Vợ ông Hàn la lên: “Trời ơi, giờ nầy còn bụng dạ nào mà đọc báo? Mà nó viết gì? Sao anh không tóm tắt kể cho bà con nghe, xem có lọt tai không?”
Ông Hàn chầm chậm nói: “Tác giả Miriam Horn viết về chuyện linh mục Henry Wasielewsky. Vị linh mục nầy đã vạch trần cách làm ăn thiếu lương thiện, bóc lột quá đáng của một số nhà quàn trong lúc tang gia bối rối. Đã bị những nhà quàn bất lương  hăm dọa, nhiều lần kêu điện thoại lúc nửa đêm đòi xin tí huyết, không những thế, ông còn bị cảnh sát địa phương săn đuổi, và cả vị Giám Mục địa phận cũng đày ông đi xa. Bài báo viết rất hay, kể rõ một số thủ đoạn của những nhà quàn thiếu lương thiện.”
Ngưng một lát, uống hớp nước xong, ông Hàn nói tiếp: “Tác giả viết thêm rằng, người ta không có kinh nghiệm, không có thì giờ trong thời gian cấp bách, không có đủ bình tĩnh khi đang đau buồn, bối rối, cho nên nhà quàn và nghĩa địa làm giá rất cao. Tang quyến mệt quá, và nghĩ rằng người chết chỉ có một lần, nên giá nào cũng chịu. Cò kè giá cả trong lúc đau buồn nầy, thì thấy có cái gì lấn cấn trong lòng.  Trong bài báo nói, giá cái hòm chỉ 675 đô, mà nhà quàn đưa giá 3495 đô, cũng gật đầu chấp nhận. Giá xe tang mỗi giờ vào thời đó chỉ 25 đô mà tăng lên 200 đô hay cao hơn nữa. Cũng như các món khác như là hoa, bia mộ, thiệp cám ơn vân vân, tăng gấp 3 đến 8 lần. Nếu giá chỉ tăng 100% thôi, là đã là phước cho tang chủ lắm.”
Ông Hàn cười, và tiếp lời: “Bài báo viết thêm rằng, trường hợp tang chủ kêu đắt, họ nói khéo lắm. Đề nghị bỏ xác vào thùng giấy đem chôn sẽ được rẻ hơn nhiều, tang quyến nghe mà xót xa, đau lòng, tủi thân, nghĩ  rằng mình thương người quá cố không đủ, thế là cắn răng chịu giá cao.”
Bà Hàn hỏi thêm: “Còn gì nữa không?”
“Đây, tác giả viết rằng, có một bà đã khóc và xin bà con bạn bè trợ giúp tiền bạc để làm đám tang cho chồng. Nhà quàn đòi 995 đô cho cái hòm. Khi có người hỏi sao đắt thế, họ bảo đó là loại hòm đặc biệt. Có người không tin, đi khảo giá, cũng hòm đó, loại đó, thì nơi sản xuất bảo rằng đó là loại rẻ nhất bằng ván ép. Người ta đến phàn nàn với nhà quàn, thì họ giảm giá xuống 50%.  Có nhà quàn gián tiếp hối lộ cho tu sĩ, giáo sĩ, tặng những vé máy bay đi chơi, du lịch miễn phí, để họ dành cho nhà quàn sắp xếp chương trình tang lễ. Có thế mới ra giá cao được.  Có thể tưởng tượng được không, cùng một cái hòm, mà có nơi đưa giá chỉ 1495 đô, mà nơi khác cho giá 9910 đô. Một số nhà quàn kiếm tiền của thân nhân kẻ quá cố dễ dàng, bằng cách bán các phụ kiện trong đám ma. Ví như gắn thêm một tượng kim loại nhỏ, hình Đức Mẹ Maria, giá mua chỉ chừng 3 đến 5 đô, mà tính đến một hai trăm. Người ta ngại, không dám hỏi về những biếu tượng thiêng liêng nầy.”
Ông Hàn đưa tờ báo cho mọi người và thúc hối : “Đọc đi, mọi người đọc đi để thấy việc tôi làm đây là đúng hay sai. Nếu không biết, thì để cho người khác làm, đừng cản trở”
Vừa lúc đó, thì có bà Kim đến. Bà nầy trước đây làm việc cho nhà quàn, bà là trưởng giám đốc tang lễ, nay đã về hưu. Ông Hàn như bắt được của quý, xoắn lấy bà Kim, yêu cầu giúp đỡ, hướng dẫn dể làm sao giảm thiểu được chi phí đám tang . Bà Kim ngồi cười. Vợ ông Hàn chạy ra phân bua:
“ Giờ nầy mà ông xã em còn khảo giá trên mạng để làm tang lễ. Ông ấy muốn giảm chi phí, vì nhiều nhà quàn thường cho giá cao trên trời. Chị làm trong nghề, xin chị chỉ giúp tụi em với.”
Bà Kim chậm rải: “Không phải nhà quàn nào cũng thiếu lương thiện, muốn nhân cơ hội tang gia bối rối mà moi tiền. Rất nhiều nhà quàn đàng hoàng, uy tín, nhưng  họ cũng thừa khôn ngoan, để tìm lợi tức tối đa cho cơ sở kinh doanh của họ. Giá cả cũng có cao, nhưng cao vừa phải, không quá lố. Nếu họ có đề nghị, quảng cáo khách hàng mua thêm mục nầy, mục kia, thì là lẽ thường trong việc kinh doanh kiếm lời. Với chủ trương không gạt gẫm ai, nhưng ai muốn có những thứ xa xỉ, đắt tiền, mà có khả năng tài chánh, thì tại sao nhà quàn lại bỏ lỡ cơ hội ? Nhà quàn là nơi làm thương mãi, kiếm lợi tức, chứ không phải nơi làm phước thiện.”
Ông Hàn nhỏ nhẹ: “Chị có nhiều kinh nghiệm trong ngành nầy, chúng tôi xin chị vài lời vàng ngọc hướng dẫn cho, làm sao để giảm thiểu chi phí chôn cất thân nhân, tránh những sai lầm tốn kém vô ích.”
Bà Kim cười: “ Sai lầm lớn nhất của tang quyến, là không chịu khảo giá năm ba nơi khác nhau. Người ta cho giá nào, thì cũng nhận, không dám hỏi mà cũng không dám mặc cả từ quan tài, cho đến đất chôn, và các nghi lễ tốn kém khác. Sai lầm kế tiếp là chọn lựa nhà quàn. Thường chọn gần nhà, hoặc nơi đã có người quen làm đám tang rồi. Nếu không khảo giá vài ba  nơi, tang quyến có thể trả giá gấp 3 lần nơi khác. Ví như cùng việc mai táng, có nơi cho giá 2500 đô mà chỗ khác đến 6500 đô.  Cũng  việc thiêu  xác, có nơi chỉ 395 đô, mà nơi khác đến 5600 đô.”
Bà vợ ông Hàn bẻn lẻn nói nho nhỏ: “Nếu chị không nói ra điều đó thì em tưởng ông chồng em là người khùng, gàn dỡ, chướng ách. Nhưng em hỏi chị, thì giờ đâu mà đi khảo giá, thân nhân mình chết rồi, có nằm đó mà chờ được không?”
Bà Kim cười nhẹ nhàng:
 “ Cứ thong thả, để xác thân nhân tại bệnh viện, nơi đây có đủ phòng lạnh để tồn trử, không ai đem xác quăng đi hoặc gởi hoá đơn xuống âm phủ đòi tiền người chết. Khi nào tìm được nơi làm tang lễ tốt, giá cả xứng đáng, chịu được, thì mới ký hợp đồng”
Một ông rể trong gia đình xen vào câu chuyện: “Trường hợp của gia đình tôi, ông bố vừa tắt thở tại bệnh viện, thì khoảng  mười phút sau có nhân viên của nhà quàn đến tiếp xúc với gia đình, nói là họ được kêu điện thoại để đem thi hài thân nhân quý vị về nhà quàn.  Chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa mừng là tự nhiên có người lo cho mình, khỏi phải đi tìm, chạy ngược xuôi trong lúc bối rối nầy. Chị có biết tại sao nhà quàn biết giỏi thế?”
Bà Kim cười: “Có gì lạ đâu? Nhiều nhà quàn liên lạc mật thiết với các y-tá trong các khu cấp cứu, hồi sinh. Khi có người qua đời, thì y tá báo ngay cho nhà quàn biết. Cũng là chuyện làm ăn thường tình”
Ông Hàn hỏi: “Làm sao giảm thiểu được chi phí tống táng, mà tang lễ vẫn được trang trọng, bình thường?”
Bà Kim nói: “Đừng gồng mình lên mua tất cả các mục không cần thiết mà nhà quàn liệt kê và khuyến cáo. Mua tối thiểu mà thôi. Vòng hoa trên ngực, vòng hoa trên quan tài, mình mua chỉ mấy chục đô, nhà quàn sẽ tính đắt gấp năm, gấp mười lần. Nếu khôn ngoan, thì làm lễ tưởng niệm tại nhà, tại chùa, nhà thờ. Trang trọng và thân mật hơn.”
Bà Hàn lo lắng hỏi: “Chỉ có mua hòm và đất chôn thôi, là đã đủ. Còn chi phí gì khác nữa chăng ?”
Bà Kim cười : “ Có lẽ ai cũng tưởng chôn cất là đơn giản như chị nghĩ. Không. Cả mấy chục thứ chi phí , tôi kể sơ ra đây mà thôi, nghe chán lằm. Nầy nhé, chi phí cơ bản tại nhà quàn để bàn định việc chôn cất, giấy phép chính quyền, khai tử, mua hòm, vải tẩm liệm, quách bao quanh hòm dưới đất, chuyển xác từ nơi chết về nhà quàn, tẩm xác bằng cách rút hết chất lỏng trong người ra  và bơm chất hoá học vào, trang điểm cho người chết,  áo quần liệm, giữ xác trong phòng lạnh, mướn phòng viếng thăm, đem xác ra vào, lễ viếng thăm, thức ăn, giải khát, tổ chức cử hành tang lễ, in chương trình tang lễ, cuốn tập ghi khách viếng thăm, vòng hoa trên ngực và vòng hoa trên giá, tụng niệm tôn giáo, ban nhạc, xe tang chuyển hòm từ nhà quàn ra huyệt mộ, xe lớn chở thân nhân theo quan tài, xe chở các vòng hoa ra nơi chôn, đất chôn, đào và lấp mộ, chuẩn bị mặt bằng để làm lễ hạ huyệt, căng lều, ghế ngồi, xếp đặt việc hạ huyệt, bia mộ tạm,  đăng cáo  phó, bia mộ, khắc chữ, dựng bia vân vân, mỗi mục là tính tiền riêng. Chưa kinh nghiệm thì tưởng chỉ có mua hòm và đât chôn là xong. Cọng tất cả lại, cũng là số tiền rất lớn, tang gia không ngờ được.”
Bà Hàn hỏi: “Thế thì mục gì mình có thể từ chối, không mua?”
“Còn tùy cách lựa chọn, thường thì mục nầy kéo theo mục kia, nhưng có nhiều mục có thể bỏ qua được. Nếu muốn tránh những chi phí linh tinh, thì tốt nhất là giảm bớt các nghi tức rườm rà, như thăm viếng nhìn mặt, làm lễ tại nhà quàn. Thân nhân có thể làm lễ tưởng niệm tại nhà thờ, chùa hay tại tư gia trong khung cảnh nghiêm trang, và bà con đỡ phải cực nhọc thăm viếng. Người quá cố được đưa từ bệnh viện đến nhà quàn, rồi thẳng  ra huyệt mộ. Ngày nay, nhiều gia đình Mỹ  tổ chức tang lễ đơn giản cho người quá cố, chỉ riêng trong vòng bà con thật gần gũi thân thiết, không tiếp bạn bè, quan khách, không vòng hoa, không phúng điếu”
Bà Hàn cắt ngang lời: “Thế thì không sợ người ta nghị dị, chê cười? Thiên hạ tưởng gia đình keo kiệt, bần tiện, không dám chi tiền, hoặc người ta chê mình nghèo?”
Bà Kim thở dài: “Quan trọng nhất là ước nguyện của người quá cố. Biết họ muốn gì, và mình  làm được gì trong khả năng tài chánh của gia đình. Nhiều người chết, muốn tang lễ đơn giản, mà gia đình sợ  bạn bè bà con dèm pha, phải gồng mình lên chi tiêu, nợ nần, mua lo âu vào thân. Cách tốt nhất, là mỗi người, làm sẵn di chúc, viết rõ các ước muốn của mình, trong khả năng tài chánh có thể. Chuẩn bị trước khi chết một chương trình và lối tang lễ mà mình ưa thích, mong muốn, và  hợp với khả năng tài chánh sẵn có. Đừng để gánh nặng đè lên vai người còn sống, và đôi khi thực hiện tang lễ trái với ý muốn của mình. Đừng có dặn miệng thôi, không có bằng chứng, con cháu nhiều người quên mà không ai nghe. Khi đó, gia đình đỡ bối rối, vì kẽ muốn thế nầy, người muốn thế kia, gây gổ nhau. Nếu tang lễ có đơn giản, thì cũng không ngại ai chê cười. Nếu những người có dư tiền, muốn hoang phí đem chôn tiền xuống đất, thì cũng không ai trách móc . Bà nội tôi ngày trước, muốn con cháu mặc áo sô, thắt lưng rơm, dép cỏ, khóc lóc, nằm lăn lộn cản đường xe tang. Thuê thêm người khóc mướn làm điếc tai bàng dân thiên hạ. Thấy không đẹp, thiếu văn minh. Nghe đâu ông cố nội của tôi chết, hòm quàn trong nhà gần môt năm dài, tiếp khách viếng tang, chôn xong thì bà cố chết vì quá mệt nhọc, và gia đình sạt nghiệp.”
Ông Hàn hỏi: “Trẻ như chúng tôi, có nên viết di chúc không? Khi nào là lúc nên viết?”
“Trên năm mươi tuổi, thì viết được rồi. Những người bệnh nặng, nên viết ngay là tốt nhất. Tôi biết, nhiều người Mỹ giàu hàng trăm triệu, khi chết cũng muốn làm đám tang đơn giản, tối thiểu, không cho ai  nhìn mặt, và chỉ có vài chục thân nhân tham dự. Trong nghề, tôi biết khá nhiều gia đình Việt Nam giàu có, khi chết cũng chuyển xác từ bệnh viện thẳng đến nhà thiêu luôn, khỏi phải qua nhiều giai đoạn, nghi thức rườm rà. Rồi bà con bạn bè đến nhà làm lễ tưởng niệm, nhắc chuyện vui buồn liên hệ đến người quá cố trong không khí  vui vẻ, bình thường. Tôi nhấn mạnh ở điểm nầy, nếu không muốn cho thân nhân bối rối khi mình qua đời, thì mỗi người lớn tuổi, nên viết sẵn lời dặn dò cho gia đình”
Ông anh lớn nói: “Theo tôi nghĩ, người Việt mình bắt chước Mỹ, trưng bày mặt người chết cho bạn bè thân nhân nhìn lần cuối trước khi  đem chôn là một việc làm không nên. Vì dù có trang điểm cách nào đi nữa, thì khi đã chết, mặt mày cũng không còn dễ nhìn như khi còn sống, nếu không nói là xấu xí, rờn rợn, hốc hác, tái mét. Cái hình ảnh cuối cùng trong trí của  bạn bè rất quan trọng. Nếu không được đẹp đẽ, thiếu sống động như xưa, uổng vô cùng. Nhiều lần đi đám tang bà con, tôi thấy mặt mày người chết hốc hác, méo mó, miệng vẩu, mắt sâu,  mà cứ buồn và tiếc mãi, giá như tôi đừng nhìn thấy hình ảnh đó thì hơn, để tôi còn giữ mãi trong trí cái  khuôn mặt vui tươi, rắn rỏi, dễ thương ngày xưa. Nhất là nhiều người bạn, cứ nhắc đến tên, là tôi mường tượng ra đôi mắt sáng, nụ cười như hoa tươi, thay được bằng một hình ảnh vêu vao khó nhìn. Tôi cứ muốn quên đi, để lấy lại hình ảnh đẹp đẽ xưa, mà không được. Tôi chắc không ai muốn bị bạn bè nhìn họ với một nhan sắc xấu xí cả. Tuy nhiên, cũng có rất ít trường hợp, thấy mặt người chết đẹp hơn khi còn sống. Đó là những trường hợp người chết chưa bị bệnh lâu dài, nhan sắc chưa bị tàn phá nhiều. ”
Bà vợ ông Hàn nói: “Theo tôi, thì vì người trang điểm kém, hoặc chi ít tiền trang điểm, nên người chết không được đẹp”
Bà Kim cười lớn: “Một chiếc xe Ford đời cũ, làm sao mà sửa lại thành đẹp bằng chiếc xe Mercedes đời mới. Tô trát cũng có giới hạn thôi, ngoại trừ mang cái mặt nạ khác. Theo kinh nghiệm của tôi, thì không phải đám tang nào của người Mỹ cũng trưng bày mặt người chết cho bạn bè nhìn. Nhất là những người đã đau yếu bệnh hoạn lâu ngày, ngay cả khi chưa chết, họ không muốn ai thấy họ đã ốm o, hốc hác, xấu xí cùng cực.”
Ông Hàn thêm vào câu chuyện; “Khi làm mặt và trang điểm cho người chết, tôi xem chiếu trong phim tài liệu, mà sợ. Ngoài việc moi hết tim gan phèo phổi, dạ dày, ruột non ruột già, thấy người ta còn  dùng mấy cây sắt dài chừng nửa thước, to hơn chiếc đũa, xiên từ trong miệng xuống cổ, vào thân, có lẽ để giữ cho cái đầu và xác ở vị trí thẳng. Rồi cắt trong nướu, để dùng dây kẽm may, xâu hàm trên và hàm dưới lại với nhau trong vị trí bình thường, cho miệng khỏi há ra, và may môi lại với nhau.  Dùng chất dẻo đắp vào các nơi cần đắp. Sau đó, dùng phấn, màu, thoa lên mặt, tạo thành một lớp giống như da thường. Cắt tóc, cạo  hay tiả râu lại cho đẹp. Nếu mình chứng kiến tận mắt khi họ làm cho thân nhân mình, thì đau lòng lắm.”
Ông anh vợ cắt ngang: “Thôi, thôi, dượng đừng nói chuyện đó, nghe mà ghê. Khuất mắt, mình không thấy thì đỡ sợ.  Sao không trở lại câu hỏi chính, là làm thế nào để chi phí tang lễ ít tốn kém nhất?”
 Bà Kim cười: “Cách tốt nhất là thiêu xác, và nếu thiêu liền, chuyển xác từ nơi chết, trực tiếp đến lò thiêu, tang lể làm tại nhà,  không nhìn mặt, thì đỡ được rất nhiều chi phí khác như tẩm liệm, ướp thuốc, xem mặt, thuê phòng, xe tang. Thường phí tổn chỉ trên 1000 đô thôi.”
Bà Kim hớp thêm ngụm trà, rồi tiếp: “Có người nói sợ nóng, không dám thiêu. Nhưng khi chết rồi, thần kinh đã tê liệt, thì đâu biết chi nữa mà nóng hay lạnh. Nếu còn biết nóng lạnh, thì khi nằm dưới đất lạnh lẽo, tối om, chật chội, ngộp , dòi bọ vi trùng đục khoét, mặt mày teo rúm, há hốc mồm miệng, nhăn răng, khô đét, hoặc rữa mũn ra, thì có khó chịu hơn không? Chưa kể điều mà chủ nghĩa địa bảo là đất ‘vĩnh viễn’, thì thường là 49 năm hay 99 năm thôi. Sau đó thì thông cáo trên báo chí là sẽ dời xác. Con cháu có bao giờ đọc đến cái thông cáo nầy, mà có đọc, cũng không biết đó là mộ của thân nhân mình. Bên Âu Châu, có nhiều hầm nhà mồ, xương chất đẩy, xương của hàng trăm vạn ngôi mộ được đào lên, gom lại, xếp đặt hàng triệu miếng xương lẫn lộn , rất mỹ thuật. Luật lệ nhiều xứ, chỉ cho chôn 5 năm hay 10 năm, hoặc mấy chục năm thôi. Phải bốc mộ sau thời gian đó. Ít có nơi nào là vĩnh viễn hoặc lâu vài  ba trăm năm. Ngày nay tại Mỹ, ngưòi ta càng ngày càng ưa thích việc thiêu xác. Các xứ khan hiếm đất đai  như Nhật, và cả Tàu, Ấn Độ, đều thiêu xác. Ngoại trừ những vùng xa xôi, còn giữ lại  việc chôn dưới đất.Theo thống kê năm 2009, thì mười tiểu bang sau đây, có tỷ lệ thiêu xác cao nhất ở Mỹ: Nevada 73.93%, Washington 69.62%, Oregon  69.24%, Hawaii 68.82%, Vermont  65.67%, Arizona 65.60%, Montana 64.81%, Maine 62.75%, Colorado 62.01%, Wyoming 61.76%”
          Bà Hàn xen vào: “Người theo đạo Chúa, có thiêu xác được không?”
Bà Kim cười và tiếp lời: “Mãi cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phao Lồ  Sáu  tuyên bố việc hoả thiêu là không  trái với  Giáo Luật vào năm 1963 và ba  năm  sau,  các linh mục được  phép làm lễ cho các  đám  tang hoả thiêu, thì  việc  hỏa táng được phát triển rất mau. Ngày xưa giáo hữu Thiên Chuá tin rằng, phải còn xác, để chờ ngày phán xét cuối cùng, mà sống lại trên thân xác đó. Chì còn đạo Do Thái là cấm hỏa thiêu thôi, vì  họ cho rằng, tro cốt nằm trong hủ, không thể “đất bụi trở  về lại với đất bụi được
Ông Hàn bưng bánh ra mời bà con, và nói :  “Ông anh rễ tôi kể rằng, thời mới chạy qua Mỹ mấy năm sau 1975, anh em đồng khoá Võ Bị Đà Lạt đi thăm viếng một người bạn đang hấp hối vì bệnh ung thư trong khu chờ chết ở Viện Phục Hòi. Khi đó, đa số đều độc thân, hoặc vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, bơ vơ, không bà con thân thích. Anh em thấy ông bạn nằm thiêm thiếp, bàn nhau đóng tiền thiêu xác. Tưởng hắn mê man không nghe được, nhưng bỗng hắn mở mắt ra và nói rõ ràng : “Ông cóc muốn thiêu, sợ nóng lắm. Chôn mà thôi” Đám bạn bè giật mình nhìn nhau. Một ông bạn nóng tánh, gằn giọng: “Đưa tiền đây, tụi tao chôn cho. Thằng nào cũng rách mướp, tiền đâu mà chôn mầy.” Một ông bạn khác nháy mắt, rồi nói: “Mầy muốn chôn cũng được, yên tâm đi.” Khi đi ra ngoải, anh bạn nói: “ Cứ hứa đại, cho nó yên tâm chết. Sau khi chết rồi, thì cóc biết chó gì nữa, thiêu hay chôn thì cũng thế.” Thời đó, mới đến Mỹ, người nào cũng đi làm việc lao động với đồng lương tối thiểu, lo nuôi thân chưa đủ, lại lo gởi tiền giúp gia đình bên Viêt Nam, tiền đâu mà bỏ ra chôn cất bạn bè, đòi  việc ngoài khả năng, làm sao mà thoả mãn được? Nầy chị Kim, chị biết tại sao ngày nay người ta chuộng việc thiêu xác hơn là chôn không?”
Bà Kim ăn bánh, uống nước, rồi thong thả nói: “Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, người ta chuộng thiêu hơn chôn vì càng ngày người có học thức cao càng đông đảo hơn, việc thiêu xác được quần chúng chấp nhận  xem như bình thường, đất chôn không còn dễ dàng và rẻ như xưa, tiết kiệm đất đai cho người còn sống, giáo luật  không cấm thiêu, tiện lợi, giản dị và tiết kiệm được nhiều thì giờ, giảm thiểu chi phí không cần thiết.”
Một người khác trong gia đình hỏi: “Tôi nghe nhiều người già mua trước toàn bộ chương trình tang lễ, từ đầu tới cuối. Khi nằm xuống thì khỏi bàn cãi lôi thôi gì, và tiền bạc cũng đã thanh toán xong. Gia đình khỏi phải bận tâm. Việc mua trước đó, có thất không, và có lợi hại gì không?”
Bà Kim gật gù: “Mua trước  toàn bộ các mục cho đám tang cũng là điều hay. Nhưng phải liệt kê rõ ràng từng danh mục cho minh bạch, đừng thiếu khoản nào. Để sau nầy khỏi phải trả thêm, vì thiếu sót. Cũng có nhà quàn muốn kiếm chác thêm chút chút, khi làm đám tang, nói là hòm loại nầy chưa về hoặc mới hết, phải chờ mua . Nghe chờ mua hòm là đã hết hồn, và chấp nhận trả thêm tiền cho cái hòm đắt hơn.”
Ông Hàn hỏi: “Có khi nào mình mua trước, tiền thanh toán hết rồi, mà khi chết, họ chối từ làm tang ma hay không?”
Bà Kim cười khanh khách: “Chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Bình thường, thì không có chuyện rắc rối đó. Ngoại trừ khi nhà quàn bị đóng cửa, hoặc đã đổi chủ. Kẹt nhất là khi mình đổi nơi cư trú quá xa nhà quàn ký hợp đồng làm tang lễ, hoặc mình chết ở một chốn xa xôi  nào đó, mang xác về tốn kém hơn là chôn hay thiêu ở nơi chết. Thường thường hợp đồng nầy không trả lui được, không chuyển nhượng cho người khác được. Mua trước cũng có cái lợi, là phí tổn khòi phài tăng theo thời giá.”
 
Cả nhà mời bà Kim ở lại ăn cơm, để tham dự cuộc họp gia đình và điện thoại khảo giá việc tang lễ. Cả gia đình  bàn cãi sôi nổi, kẻ muốn chôn, người muốn thiêu, bà chị lớn còn muốn làm đám tang linh đình, đủ các nghi thức rườm rà. Cả nhà cãi nhau thành to tiếng, mãi chưa đi đến đâu, thì cô Út lấy trong  xách tay ra một là thư, nhìn mọi người và nói với giọng run run đầy nước mắt:
“Thưa các anh chị, em muốn cho mẹ có được một đám tang bình thường như mọi người. Em để các anh chị quyết định, nhà chúng ta không thiếu tiền, không cần tiết kiệm. Nhưng các anh chị không đồng ý với nhau, có thể sinh ra bất hoà, nên em xin trình lá thư của mẹ gởi cho em từ lâu, để anh chị xem. Đây, em xin đọc lá thư : “...Sau nấy mẹ chết, thì mẹ ước mong các con làm đám tang đơn giản. Không khăn sô, không tụng niệm, không để bà con xem mặt, không phúng điếu, không vòng hoa, và mẹ muốn được thiêu xác. Tro cốt thì đem thả xuống Thái Bình Dương, để mẹ hoà tan vào biển cả, may ra thấm về thấu tận quê nhà bên kia đại dương. Đừng chôn tiền xuống đất. Tiền tiết kiệm được đem cúng cho hội từ thiện ..”
Cả nhà trách cô Út tại sao không đưa là thư ra từ đầu, để khỏi bàn cãi lôi thôi, cô khóc mà không trả lời.
Sau khi nhờ bà Kim phối hợp, cả nhà hoàn tất và ký khế ước  hỏa thiêu. Chi phí tang lễ chôn cất do nhà quàn đề  nghị tổng cọng 34,680 đô, chỉ còn tốn 1676 đô bao gồm toàn bộ thủ tục giấy tờ, chuyển xác, hoả thiêu và bình tro tạm.
Toàn anh chị em trong gia đình góp thêm tiền, đem tặng hội từ thiện 35 ngàn đô. Cả nhà đều vui mừng, nhẹ nhỏm. /.
 
Tràm Cà Mau
(Tháng 12/2010 những ngáy cuối năm mưa dầm)
Bữa Ăn Thiên Ðàng Và Hỏa Ngục
Một ký giả kia được phép xuống hỏa ngục và lên thiên đàng để làm một bản phóng sự về đời sống của nhân dân tại đó.
Sau một cuộc hành trình gay go, ký giả trên lọt được vào địa ngục đúng vào giờ ăn. Nhìn vào bàn ăn, anh ta không khỏi lấy làm lạ khi thấy trưng bày toàn sơn hào hải vị đang bốc khói hương ngào ngạt làm anh ta không khỏi nuốt nước bọt.
Nhưng lúc các kiều dân địa ngục tiến vào phòng ăn, chàng ta lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy họ ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, vài người đi không muốn nổi. Sự kinh ngạc tan biến khi chàng phóng viên chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗng nĩa rất dài buộc dính vào đôi tay không cho phép họ đưa thức ăn vào miệng, nên dù họ có cố gắng thế nào đi nữa, thức ăn chỉ đổ tháo ra đầy bàn hay rơi tung tóe xuống mặt đất. Tệ hại hơn là cảnh họ tranh giành nhau: vài người dùng muỗng nĩa để thay vì đưa thức ăn vào miệng, lại biến chúng thành những khí giới đập đánh nhau. Thật là một bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ buồn phiền rời phòng ăn, dạ dày vẫn trống rỗng.
Quá sợ hãi, chàng ký giả lập tức từ giã địa ngục để tiếp tục lên phóng sự trên thiên đàng. Ðến nơi cũng đúng vào giờ cơm. Bàn ăn cũng trưng bày những thức ăn ngon miệng. Quan sát nhân dân, chàng ta thấy ai nấy đều phương phi, khỏe mạnh, tuy đôi tay họ cũng được gắn chặt những muỗng nĩa rất dài. Có khác là thay vì họ cố gắng đưa thức ăn vào miệng mình, họ lại dùng muỗng nĩa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang lên những giọng nói cười vui, thỏa mãn.
Kết thúc bài phóng sự tường trình về những điều mắt thấy tai nghe, chàng ký giả viết: Ích kỷ và vị tha là hai điểm khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng.
Kết thúc thời gian sáng thế, Thiên Chúa phán với hai ông bà nguyên tổ: "Hãy sinh sôi nảy nở và hãy nên đầy dẫy trên đất. Hãy làm bá chủ nó. Hãy trị trên cá biển và chim trời và mọi loài sinh vật nhung nhúc trên đất. Này Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ lá sinh hạt giống có trên mặt đất, và mọi thứ cây có quả sinh hạt giống, chúng sẽ làm thức ăn cho các ngươi".
Với công trình sáng tạo và lời chúc phúc trên, Thiên Chúa muốn biến mặt đất thành Vườn Ðịa Ðàng, nhưng con người đã chia mặt đất thành đông, tây, nam, bắc, thành những nước thống trị và những nước bị đô hộ, thành những quốc gia giàu và những nước nghèo. Ðó là chưa kể con người đã và đang biến Vườn Ðịa Ðàng thành địa ngục qua bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà xét cho cùng cũng chỉ vì tranh giành quyền lợi, tranh nhau miếng ăn, manh áo. Thật vậy, ích kỷ và vị tha là hai điểm khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng.