GƯƠNG SỐNG ĐẸP

Xin tỏ lòng chân thành cảm ơn các tác giả và các nguồn thông tin từ các websites được trích đăng trong trang này.

Vài tấm gương sáng tiêu biểu về lòng bác ái, độ lượng và niềm lạc quan trong cuộc sống:

Đoạn Vidéo Clip cảm động từ một người không có tay chân:




Nghị lực phi thường của cậu bé 11 tuổi không tay


Một câu chuyện không xảy ra ở Việt Nam nhưng đã làm rung động biết bao tâm hồn người Việt.

 
Nghị lực và tinh thần lạc quan của Tae Ho đã khiến nhiều người cảm phục. Ảnh: Hellokpop
Tae Ho, cậu bé 11 tuổi người Hàn Quốc sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, không có tay và chân chỉ có 4 ngón. Có lẽ chính vì thế mà bố mẹ đã rời bỏ Tae Ho khi cậu bé mới được sinh ra. Sau đó, Tae Ho được một gia đình tốt bụng nhận về nuôi.
Đã có lúc, bác sĩ bảo rằng Tae Ho sẽ không sống quá 10 tuổi nhưng với nỗ lực của bản thân, Tae Ho vẫn sống rất vui vẻ, lạc quan. Dù không có tay nhưng cậu bé vẫn có thể tự mình lo các hoạt động đời sống hàng ngày như đánh răng, thay quần áo, ăn cơm thậm chí chăm sóc da mặt cho mình.
Người bạn thân nhất của cậu là cô bé Nam Goong Ingee, bạn học từ lớp 2 của Tae Ho. Goong Ingee còn bày tỏ rằng mình sẽ kết hôn với Tae Ho và không bao giờ thay đổi quyết định này.
Toàn bộ câu chuyện được trích từ một bộ phim tài liệu được phát sóng vào năm ngoái của đài MBC, Hàn Quốc, đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận Hàn Quốc và làm lay động trái tim của nhiều cư dân mạng Việt Nam.
Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi xem những thước phim về Tae Ho. Hình ảnh yêu đời của cậu bé như một điểm sáng mạnh mẽ khiến bao người bật khóc rồi mỉm cười…

CA SĨ VÀ NGHỆ SĨ TẬT NGUYỀN VIỆTNAM:

*Richard Fuller (hay Rick Phú),* 65 tuổi : người Mỹ sống ở VN từ 10 năm nay, hát và dịch nhạc Trịnh Công Sơn. Trước đó, anh Phú làm tình nguyện viên trong hội International Voluntary Services (IVS) 4 năm từ 1969 đến 1973.

*Thủy Tiên,* 36 tuổi: nhà có tất cả 8 anh chị em, mồ côi cha từ lúc 2 tuổi, lên 7 biết giúp mẹ buôn bán nuôi gia đình, tật  ở miệng (lúc 8 tuổi bị bệnh noma- cam tẩu mã- ăn dần miệng và môi, phải mổ 8 lần và bị mất giọng nói). Tự tập nói lại để hát (tập trong lu nước) vì đam mê muốn hát nhạc Trịnh Công Sơn.

*Thế Vinh,* 42 tuổi: mất cánh tay phải . Là cậu bé mồ côi chăn trâu, lúc 8 tuổi té từ lưng trâu bị gãy tay, phải cưa đi. Vì mê đàn nên bỏ ra hơn 3 năm để tự tìm ra cách chơi đàn guitar 1 tay và thổi harmonica.

 


Người Mẹ của mỗi người chúng ta
 
Nhạc: Lòng Mẹ





Mẹ Terésa thành Calcutta


Thánh Mahatma Gandhi

Mời đọc bài về Thánh Gandhi: http://chonnhu.drupalgardens.com/book/export/html/7361


Lòng nhân ái tha thứ kẻ giết mình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị.


Mời xem đoạn Vidéo Clip

Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Yersin (1863-2013)Yersin - cuộc đời đẹp như tiểu thuyết

Một ngày cuối tháng 7.1891, Yersin theo một chiếc tàu lên bờ ở Nha Trang. Để rồi như duyên tiền định, nơi đây ông chọn gắn bó suốt 52 năm còn lại của cuộc đời ...

Ngày 5.11.2012, tiểu thuyết "Dịch hạch và thổ tả" của nhà văn Patrick Deville viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học thiên tài Alexandre Yersin đoạt giải Văn chương danh giá Fémina. Sự kiện trên không gây ngạc nhiên cho những người từng tìm hiểu về Yersin, bởi tự thân cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật vốn đẹp như những trang tiểu thuyết.Hội ái mộ YersinGiới trí thức vốn xa lạ với tệ sùng bái cá nhân. Thế nhưng, ở Khánh Hòa lại có một hội quần chúng thiện nguyện mang tên “Hội Những người ái mộ Yersin”, nòng cốt gồm nhiều trí thức cao niên khả kính. Theo gương Yersin, kiên trì và thiết thực giúp đỡ cộng đồng 2 thập kỷ qua, Hội Những người ái mộ Yersin là hội quần chúng duy nhất được tặng Huân chương Lao động, được chính quyền, người dân cùng bạn bè quốc tế tin cậy và nể trọng.
Nhà văn Patrick Deville với cuốn tiểu thuyết Dịch hạch và thổ tả.
 
Cuối năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý cho một doanh nghiệp bất động sản Hà Nội thực hiện dự án tự bỏ kinh phí để cải tạo, làm mới mộ Yersin ở Suối Dầu (Suối Cát, Cam Lâm, Khánh Hòa). Thiết kế của dự án không được hội đồng tình. Theo hội, phần mộ Yersin được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (1990), việc trùng tu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Luật Di sản văn hóa.Quan trọng hơn, phương án thay thế và làm mới nhiều hạng mục cốt yếu cấu thành di tích gồm cốt mộ, tam quan, tiểu kỳ, lư hương… một cách phô trương, kệch cỡm hoàn toàn xa lạ với cốt cách đặc biệt giản dị, khiêm nhường của Yersin, trái di chúc của ông: “Mộ làm đơn giản, tang lễ không rình rang, không điếu văn điếu từ”. Rốt cuộc, quan điểm hết sức đúng đắn của hội đã thuyết phục được UBND tỉnh cho dừng dự án.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm Ngày sinh và 70 năm Ngày mất của Yersin trong 2 ngày 28.2 và 1.3. 2013.Bưu chính 2 nước Việt Nam - Cộng hòa Pháp đang hợp tác phát hành chung bộ tem 150 năm Yersin vào năm 2013.Nhiều cơ quan ngoại giao và tổ chức khoa học, từ thiện quốc tế và trong nước cho biết sẽ đến Nha Trang dự kỷ niệm 150 năm Yersin. Hội Các bệnh nghề nghiệp Cộng hòa Pháp cũng đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa và Hội Những người ái mộ Yersin tổ chức kỷ niệm 150 năm Yersin và ngỏ ý tài trợ lễ, nhân Năm hữu nghị Việt - Pháp 2013.
Nhân cách đặc biệtNăm 1887, tốt nghiệp tiến sĩ y khoa tại Paris - kinh đô ánh sáng, Yersin được Louis Pasteur và giới y khoa toàn cầu đánh giá cao bởi các nghiên cứu về bệnh bạch hầu và bệnh lao thực nghiệm. Sự nghiệp và danh vọng đang chào đón, khó ai biết vì sao Yersin bỗng nhiên bỏ nghề bác sĩ, nếu không đọc tâm tư của ông trong thư gửi mẹ:“Con rất thích được khám và trò chuyện cùng người bệnh. Nhưng con không muốn coi y khoa như một nghề. Con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân trả công. Con quan niệm nghề y như một thiên chức giống mục sư vậy. Đòi tiền bệnh nhân cũng gần như hỏi họ: “Tiền hay mạng sống?”. Đồng nghiệp không phải ai cũng chia sẻ ý nghĩ này. Dù sao, con vẫn tâm niệm như thế và khó lòng nghĩ khác”.Bác sĩ Kiều Xuân Cư (95 tuổi), thuở nhỏ từng đến chơi nhà Yersin ở xóm Cồn (Nha Trang), kể: Phút lâm chung, Yersin trăng trối: “Tôi ước ao được chôn ở Suối Dầu, đừng cho ai mang tôi đi đâu cả. Chôn sấp, tôi muốn ôm mãi Trái đất này”.Rạng sáng 1.3.1943, tại ngôi nhà gắn bó nửa thế kỷ trên bờ biển Nha Trang, Yersin về cõi vĩnh hằng. Tiễn ông về Suối Dầu, dòng người nối nhau nhiều cây số. Rất nhiều người dân được Yersin che chở đùm bọc, khóc ông như mất người thân (đến nay, nhiều ngôi chùa và nhà dân ở Khánh Hòa vẫn thờ di ảnh ông bên tượng Phật). Tôn trọng ý nguyện người quá cố, tang lễ được dân địa phương cùng giới chức Pháp và Nam triều tổ chức trang trọng nhưng giản dị, trừ loạt súng tiễn biệt - thủ tục phải thực hiện với người được tặng Bắc Đẩu Bội Tinh – Huân chương cao quý nhất nước Pháp.Dị ứng với mọi hư danh hào nhoáng, những dịp xã giao ồn ào không thể chối từ, Yersin thường ngồi bên dưới, lặng lẽ, ngại ngùng. Ngày nhận Long Bội Tinh của Nam triều trao tặng, đạp xe một tay ra về, một tay Yersin ôm mũ che huân chương. Lũ trẻ chạy theo réo: “Ông Năm! Ông Năm!”. Đến nhà là giấu biệt huân chương trong ngăn kéo.Vạn bất đắc dĩ, ông chỉ đeo huân chương khi có việc gặp giới chức cao cấp để đề xuất điều gì đó cho dân chúng. Say mê kỹ thuật tân kỳ, Yersin là người đưa về miền Trung chiếc xe hơi đầu tiên. Ông tự lái nó đi Suối Dầu làm việc. Có lần suýt va phải một chú bé, cho rằng đi xe hơi có thể gây nguy hiểm cho người dân, Yersin bỏ luôn đi xe.Chiến thắng dịch hạchMùa hè 1894, dịch hạch hoành hành dữ dội ở Hongkong, quá nửa dân số di tản khỏi thành phố. Hy vọng ở nước Nhật hiện đại sau canh tân, chính quyền Hongkong cầu cứu. Bộ Y tế Nhật cử đoàn chuyên gia y tế, do Giáo sư danh tiếng Kitasato dẫn đầu, thiết bị hùng hậu. Một mình xách chiếc rương chứa áo quần và dụng cụ xét nghiệm đến “thành phố chết” Hongkong, Yersin chẳng là gì trước con mắt chính quyền sở tại và đồng nghiệp Nhật.Bị rẻ rúng và bất hợp tác, ông thuê dựng lều tranh bên ngoài Bệnh viện Alice Memorial làm phòng thí nghiệm. Qua cha cố Vigano người Ý móc nối, Yersin “hối lộ” lính canh nhà xác một ít tiền cùng chai rượu để được vào nhà xác trong đêm, xẻo lấy bệnh phẩm (hạch bẹn) trên các tử thi phủ vôi bột.Trong khi các chuyên gia Nhật lệch hướng nghiên cứu (tìm vi trùng trong máu và phủ tạng), chỉ nội một tuần, Yersin đã tìm ra tác nhân gây bệnh và liền đó đi Paris tham gia điều chế huyết thanh kháng dịch. Từ đây, nhân loại đã có phương cách hiệu quả chống lại dịch hạch. Lấy tên Pasteur đặt cho con vi trùng vừa tìm ra, Yersin muốn tri ân người thầy khả kính (năm 1970, Hội nghị sinh vật học quốc tế lần thứ 10 chính thức đặt lại theo tên người tìm ra nó - Yersinia).Tốt nghiệp tiến sĩ y khoa, mùa thu năm 1890, chàng thanh niên 27 tuổi làm việc ở phòng thí nghiệm của Pasteur ở Paris. Nhiều lần đồng nghiệp bắt gặp Yersin như bị thôi miên bởi tấm bản đồ thế giới treo trên tường. Một ngày cuối tháng 7.1891, ông theo một chiếc tàu lên bờ ở Nha Trang. Vừa đặt chân lên đây, xóm chài nghèo khó hoang sơ sát bãi biển trắng muốt đã mê hoặc ông như duyên tiền định. Để rồi, nơi đây ông chọn gắn bó suốt 52 năm còn lại của cuộc đời.Từ năm 1895, Yersin tập trung gây dựng phòng thí nghiệm vi trùng học và điều chế huyết thanh kháng dịch ở Nha Trang, nền móng của Viện Pasteur Nha Trang. Đang say sưa công việc, đầu năm 1902 ông buộc phải ra Hà Nội theo khẩn cầu của Doumer để thành lập và giữ chức Hiệu trưởng Trường Y Hà Nội (tiền thân Đại học Y và Đại học Dược Hà Nội) – cơ sở đào tạo y khoa đầu tiên ở Đông Dương; tổng quản cả hệ thống gồm trường y, phòng thí nghiệm liên kết với Viện Pasteur và một bệnh viện trực thuộc trường.Ngày 27.2.1902, khởi công Trường Y (nay được lấy làm Ngày Thầy thuốc Việt Nam). Cân nhắc gương mặt thích hợp giữ trọng trách ấy, Doumer thấy không ai xứng hơn Yersin - thần tượng thanh niên Đông Dương thuở ấy bởi các cống hiến y khoa nổi tiếng, những cuộc thám hiểm lẫy lừng…Từ tháng 9.1904, Yersin trở về Nha Trang để điều hành các Viện Pasteur Nha Trang và Sài Gòn. Sau đó, ông đảm nhiệm Tổng Thanh tra hệ thống các Viện Pasteur Đông Dương, Chủ tịch danh dự Hội đồng khoa học Viện Pasteur Paris.Đã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế về Yersin, nhiều yếu nhân và trí thức nổi tiếng đồng quan điểm: Càng ngày người ta càng thấy vĩ nhân tài năng, đức độ vẹn toàn này quả là hiếm có ./.

Từ người tàn tật trở thành bác sĩ phục hồi chức năng.

Bác sĩ Trần Hồng Nhật vốn là một thanh niên gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ bị tàn tật từ nhỏ, nhưng không ngừng phấn đấu để chinh phục giấc mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho những người đồng cảnh ngộ. Giờ đây, ước nguyện đã hoàn thành song anh vẫn thường xuyên dành nhiều thời gian và công sức cho những hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người tàn tật.


Anh Trần Hồng Nhật (bên phải) trong một chuyến về làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP Sài Gòn)
Trần Hồng Nhật sinh tại Quy Nhơn. Năm 1980, anh cùng gia đình sang Mỹ định cư tại bang California từ đó tới nay. Thời còn ở trung học, Nhật đã mắc phải căn bệnh viêm đa rễ thần kinh (guillain barré), khiến một chân bị liệt và các cơ bắp đều teo co lại. Tuy nhiên ước mơ trở thành một bác sĩ giúp đỡ những người không may bị chứng tê liệt như mình luôn thường trực trong anh. Sau bao năm miệt mài nỗ lực theo đuổi ngành y, vào năm 2003, Trần Hồng Nhật tốt nghiệp chuyên khoa phục hồi chức năng. Có lẽ ai cũng biết để trở thành một bác sĩ tại Mỹ cần phải vượt qua chặng đường dài đầy gian nan, thử thách. Riêng với người khuyết tật, những khó khăn đó càng nhân lên gấp bội. Hoàn cảnh bệnh tật của bản thân cộng với sự kiên trì chịu khó là động lực giúp Nhật đứng vững trên đôi chân tàn tật của mình. Anh cho biết bản thân đã phải cố gắng hơn những người khỏe mạnh rất nhiều để khắc phục những trở ngại về thể chất, nhằm theo kịp bạn bè đồng trang lứa trong các sinh hoạt học tập. Nhật tâm sự: "Lúc đang thực tập, mình thường bị chậm một chút. Người ta khỏe mạnh thì làm việc nhanh hơn, do không trở ngại về sức khỏe. Còn mình cần phải cố gắng thật nhiều mới có thể theo kịp họ”.

Điều đáng khâm phục ở bác sĩ Trần Hồng Nhật không chỉ là ý chí vượt khó vươn lên, đó còn là tấm lòng nhân ái, biết quan tâm san sẻ nỗi đau với những người kém may mắn, nhất là những người tàn tật, cho dù họ đang ở bất cứ nơi đâu. Cũng vì thế nên sau khi tốt nghiệp, Nhật lập tức tham gia vào các hoạt động thiện nguyện. Trong những chuyến đi làm công tác nhân đạo từ thiện ở Việt Nam, Trung Quốc, Costa Rica và Mexico, ngoài những kiến thức chuyên môn để chữa trị cho bệnh nhân có hòan cảnh nghèo, khó khăn, anh còn mang theo nhiều thiết bị, thuốc men, sách vở y khoa để chia sẻ với các đồng nghiệp tại những nơi vốn thiếu thốn phương tiện.

Anh Nguyễn Mạnh Hà, một trong những bệnh nhân tại Việt Nam từng bị tê liệt do mắc căn bệnh viêm đa rễ thần kinh được bác sĩ Trần Hồng Nhật giúp đỡ, cho biết về vị ân nhân của mình: "Bác sĩ Nhật là một thành viên trong đoàn bác sĩ từ Mỹ sang Việt Nam giúp đỡ các bệnh nhân nghèo. Trong quá trình khám bệnh, anh ấy đã trực tiếp điều trị, hướng dẫn tôi trong quá trình hồi phục bệnh. Bác sĩ Nhật đã đem tới cho tôi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vì nghe đâu lúc nhỏ anh ấy cũng từng mắc căn bệnh tương tự như tôi!”.

Chia sẻ thêm về ý muốn giúp đỡ những người tàn tật, bác sĩ Trần Hồng Nhật cho biết: "Tôi có nhiều kỷ niệm được nhiều người giúp đỡ mình. Bây giờ tôi muốn giúp lại cho những người khác. Tôi rất thích làm các công việc này. Khi nào giúp được người tàn tật, tôi cảm thấy rất vui. Có lẽ do tôi đã từng kinh qua căn bệnh đó nên muốn mang lại cho những người đồng cảnh ngộ một cuộc sống thoải mái.”.

Cũng với nguyện vọng ấy, từ năm 2006, bác sĩ Trần Hồng Nhật đã đứng ra sáng lập Hội từ thiện mang tên "International Rehab” chuyên giúp đỡ người tàn tật tại các nước đang phát triển. Khi được hỏi về bí quyết thành công từ một người tàn tật trở thành một bác sĩ phục hồi chức năng ở Mỹ, bác sĩ Trần Hồng Nhật cho biết phương châm sống của anh là luôn luôn yêu đời và tìm cách học hỏi thêm để vươn lên. Anh tâm sự về mơ ước hiện tại của mình: "Tôi có ý định quay về lại bệnh viện đã chữa trị cho tôi để làm việc trong ngành phục hồi chức năng hay tổ chức lại khoa này cho bệnh viện. Và trong tương lai gần, tôi cũng muốn được tiếp tục về quê nhà Việt Nam và đi các nước khác để giúp đỡ những người tàn tật. Năm 2011 này, Hội từ thiện "International Rehab” của tôi đã phối hợp cùng tổ chức phi chính phủ Wheelchair Foundation mang tới Costa Rica trên 300 chiếc xe lăn cho người tàn tật tại đây. Có lẽ trong năm tới chúng tôi sẽ vận động một số hội đoàn từ thiện và mạnh thường quân đóng góp vào chương trình mang xe lăn về trợ giúp cho bệnh nhân tại Việt Nam có hoàn cảnh tương tự...”.

Sinh Nguyễn (Đại đoàn kết)